Skip to content
legiang.it.com

Website kéo nội dung test độ chịu tải của code

  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
legiang.it.com
Chủ đề nổi bật
  • Apple ra mắt iOS 18 Beta 3 với nhiều tính năng hấp dẫn
  • Bất ngờ iPhone 16 xách tay rớt giá hàng chục triệu đồng
  • Bị tai biến sau hút mỡ bụng tại Bệnh viện Răng hàm mặt thẩm mỹ Paris
  • Blogger ẩm thực ‘mách’ 5 món đặc sản Hà Nội khiến thực khách mê mệt
  • Cảnh giác với gói du lịch, phòng khách sạn giá rẻ bất thường dịp lễ 2/9
Categories Đời sống

Bài toán “Làm cách nào để 29 – 1 = 30?”: Đáp án đơn giản đến không ngờ nhưng nhiều học sinh giỏi vẫn phải xin hàng

By legiang 07/01/2025 0 12 Views

Đừng nghĩ quá lắt léo, bạn sẽ tìm ra lời giải cho bài toán này.

Trong cuộc sống hiện đại, việc giải đố và đối mặt với những bài toán hóc búa không chỉ là trò tiêu khiển thú vị mà còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe não bộ.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc duy trì hoạt động tích cực của trí não có thể giúp cải thiện hiệu suất nhận thức, tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung, thậm chí còn giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức khi tuổi tác tăng cao. Đây chính là lý do tại sao các bài toán logic và đố mẹo luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với mọi lứa tuổi.

Chẳng hạn, bài toán tưởng chừng đơn giản nhưng đầy thách thức sau đây: “Làm cách nào để 29 – 1 = 30?”

Thoạt nhìn, bài toán này có vẻ phi lý, nhưng nếu bạn thay đổi cách nhìn nhận vấn đề, câu trả lời sẽ trở nên rõ ràng.

Khi chuyển đổi các con số sang dạng La Mã, ta có 29 là XXIX, 1 là I, và 30 là XXX.

Vì vậy, phép tính này thực chất biểu thị: XXIX – I = XXX, và đáp án hoàn toàn hợp lý trong ngữ cảnh này.

photo-1736154640533

Một ví dụ khác, bài toán “hack não” về mua bán bò đã thu hút sự chú ý rộng rãi trên mạng xã hội. Dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng chính sự phức tạp trong cách suy nghĩ đã khiến cộng đồng mạng tranh luận không ngừng. Nội dung của bài toán như sau:

“Tôi mua một con bò với giá 800 USD, sau đó bán lại với giá 1.000 USD. Tiếp theo, tôi mua lại con bò với giá 1.100 USD và bán nó với giá 1.300 USD. Hỏi tôi đã lãi bao nhiêu tiền?”

Khi bài toán này được đăng tải, nó nhanh chóng thu hút hơn 257.000 lượt xem cùng vô số lời giải khác nhau. Một số người cho rằng lợi nhuận chỉ là 100 USD, trong khi những người khác khẳng định số tiền lãi thực tế lên tới 400 USD. Một số bình luận còn thể hiện sự hoang mang, chẳng hạn: “Nếu tính cả tiền vay mượn và trả nợ, người bán liệu có thật sự kiếm được lời không?”

Cuối cùng, lời giải được đông đảo mọi người đồng tình đến từ tài khoản Visual Nostalgic. Họ phân tích cụ thể từng bước:

Đầu tiên, khi mua con bò với giá 800 USD và bán lại với giá 1.000 USD, bạn thu được lợi nhuận 200 USD.

Tiếp theo, bạn mua lại con bò với giá 1.100 USD. Tính đến lúc này, khoản lãi ban đầu đã giúp bạn bù đắp chi phí, bạn chỉ bỏ ra thêm 100 USD nên số tiền thực sự bỏ ra chỉ là 800 + 100 = 900 USD.

Khi bán con bò lần thứ hai với giá 1.300 USD, bạn thu về 400 USD lãi ròng (1.300 – 900).

Lời giải rõ ràng và chi tiết này đã giúp giải tỏa sự tranh cãi của nhiều người.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với cách tiếp cận trên.

Một người dùng mạng xã hội thắc mắc: “Liệu con bò này có gì đặc biệt mà người ta phải bán đi bán lại như vậy?” Trong khi đó, một người khác lại hài hước nhận xét: “Toán học giờ đây chẳng giống toán học chút nào nữa.”

photo-1736154824846

Bên cạnh đó, một bài toán tiểu học được đăng tải bởi phụ huynh Trung Quốc cũng trở thành tâm điểm bàn tán. Câu hỏi đơn giản nhưng gây bối rối này có nội dung: “Có 5 con cá. Nếu 2 con chết, hỏi trong bể còn lại bao nhiêu con cá?”

Phần lớn mọi người ngay lập tức áp dụng phép tính 5 – 2 = 3 và cho rằng đáp án là 3 con cá. Tuy nhiên, đáp án này không hoàn toàn chính xác. Đề bài không hề đề cập đến việc 2 con cá chết được lấy ra khỏi bể. Vì vậy, dù có 2 con đã chết, số lượng cá trong bể vẫn giữ nguyên là 5 con. Đây chính là yếu tố đánh lừa người đọc, yêu cầu họ suy luận dựa trên ngữ cảnh thay vì chỉ dựa vào phép tính thông thường.

Bài toán này đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều. Một số người khen ngợi đề bài vì sự độc đáo và khả năng kích thích tư duy của học sinh. Trong khi đó, không ít phụ huynh và học sinh lại phàn nàn rằng câu hỏi quá mơ hồ, dẫn đến sự nhầm lẫn không đáng có. Một số ý kiến còn cho rằng giáo viên nên chấp nhận cả hai đáp án – “3 con” và “5 con” – vì mỗi cách trả lời đều có lý lẽ riêng nếu dựa trên góc nhìn khác nhau.

photo-1736154761287

Ở trường hợp khác, tập phát sóng quý 3 của của Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 15 cũng từng xuất hiện câu hỏi khiến thí sinh dễ nhầm lẫn. Câu hỏi có nội dung như sau: “Một quyển sách giảm giá 20%, hỏi nó phải tăng thêm bao nhiêu % để có được giá trị cũ?”

Với câu hỏi này, các dữ kiện và số liệu đưa ra vô cùng đơn giản. Vì vậy nhiều người sẽ nghĩ theo chiều hướng Số % giảm = Số % tăng thêm để đạt giá trị ban đầu.

Tuy nhiên, ở trong một cuộc thi về trí tuệ, đáp án sẽ không thể đơn giản như thế. Và trong thời gian 15 giây suy nghĩ, thí sinh Olympia cũng chưa đưa ra được đáp án chính xác.

Chúng ta có thể tìm ra đáp án cho câu hỏi này như sau:

Quyển sách giảm giá 20% => Giá mới = 100% – 20% = 80% giá cũ.

Để quyển sách đạt được giá trị ban đầu thì cần tăng thêm: (100% : 80%) – 100% = 25%.

=> Vậy phải tăng thêm 25% để lại được giá trị ban đầu.

photo-1736154783794

Những bài toán như trên không chỉ mang lại niềm vui khám phá mà còn là công cụ hữu ích để rèn luyện khả năng tư duy logic và sự nhạy bén. Qua đó, chúng ta có cơ hội nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ, phá vỡ những định kiến cứng nhắc trong tư duy, đồng thời giúp não bộ luôn hoạt động hiệu quả. Dù đôi khi đáp án gây bất ngờ hoặc tranh cãi, điều quan trọng nhất vẫn là tinh thần học hỏi và không ngừng khám phá những cách giải quyết mới mẻ.

(Tổng hợp)

Thùy Linh

Đời sống pháp luật

4.1/5 - (10 bình chọn)
Tags : Tags Bài toán “Làm cách nào để 29 - 1 = 30: Đáp án đơn giản đến không ngờ nhưng nhiều học sinh giỏi vẫn phải xin hàng
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Previous post

Buồn của nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á: Đồng tiền liên tục “thủng đáy”, NHTW có thể phải can thiệp cứu nội tệ

Next post

“Chị họ lì xì cho con gái tôi 500 nghìn đồng, nhưng họ lại có tới 2 con” – Mẹ EQ cao mừng tuổi hợp lý để không ai bị thiệt

Đọc Thêm

Bài toán “Làm cách nào để 29 – 1 = 30?”: Đáp án đơn giản đến không ngờ nhưng nhiều học sinh giỏi vẫn phải xin hàng

Nhận được 3,5 tỷ đồng tiền chuyển khoản nhầm, người đàn ông vội chuyển hết cho con trai, bị khởi kiện vẫn quyết không trả lại: “Đây là tiền người khác trả tôi”

Bài toán “Làm cách nào để 29 – 1 = 30?”: Đáp án đơn giản đến không ngờ nhưng nhiều học sinh giỏi vẫn phải xin hàng

Hoa hậu Thùy Tiên lên tiếng sau vụ việc liên quan quảng cáo kẹo rau củ

Bài toán “Làm cách nào để 29 – 1 = 30?”: Đáp án đơn giản đến không ngờ nhưng nhiều học sinh giỏi vẫn phải xin hàng

Huyện Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu): Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân

Leave a Comment Hủy

BNIX NVME HOSTING
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp

LEGIANG.IT.COM

Cơ quan chủ quản: Cá nhân
Chịu trách nhiệm nội dung: Đinh Lê Giang
Website kéo nội dung, test độ chịu tải của code và VPS

Logo
Copyright © 2025 legiang.it.com
Menu
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
Tài Khoản

  • Lost your password ?