Skip to content
legiang.it.com

Website kéo nội dung test độ chịu tải của code

  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
legiang.it.com
Chủ đề nổi bật
  • Apple ra mắt iOS 18 Beta 3 với nhiều tính năng hấp dẫn
  • Bất ngờ iPhone 16 xách tay rớt giá hàng chục triệu đồng
  • Bị tai biến sau hút mỡ bụng tại Bệnh viện Răng hàm mặt thẩm mỹ Paris
  • Blogger ẩm thực ‘mách’ 5 món đặc sản Hà Nội khiến thực khách mê mệt
  • Cảnh giác với gói du lịch, phòng khách sạn giá rẻ bất thường dịp lễ 2/9
Categories Tài chính

Buồn của quốc gia hơn 200 triệu dân: Ngành trụ cột kinh tế ‘gục ngã’ vì hàng Trung Quốc, hàng triệu người mất việc, còn chưa đầy 4 nhà máy đang hoạt động

By legiang 23/03/2025 0 7 Views

Sản xuất hàng dệt may từng là một phần quan trọng của nền kinh tế Nigeria. Nhưng làn sóng hàng giá rẻ từ Trung Quốc đã giáng đòn mạnh vào ngành công nghiệp này, khiến cơ hội phục hồi vô cùng mong manh.

Vào những năm 1990, ngành dệt may ở Nigeria là động lực chính của nền kinh tế, tạo việc làm cho hàng trăm nghìn người ở quốc gia đông dân nhất châu Phi này.

Hamma Ali Kwajaffa, chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất dệt may Nigeria cho biết: “Ngành dệt may từng rất sôi động. Tại Kaduna, Kano, Lagos và Onitsha, các nhà máy dệt đều được đặt ở tất cả những nơi đó”.

Các nhà máy dệt trên khắp đất nước sản xuất vải chất lượng cao cho cả thị trường trong nước lẫn quốc tế. Chuỗi sản xuất bùng nổ cũng hỗ trợ nông dân trồng bông.

Tuy nhiên, ngày nay chỉ còn lại một vài nhà máy. Tệ hơn nữa, những cơ sở này cũng đang phải vật lộn với “cơn lũ” hàng dệt may giá rẻ từ nước ngoài tràn vào, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Hiện Nigeria là nền kinh tế lớn nhất châu Phi với dân số hơn 210 triệu người.


Vải Trung Quốc rẻ hơn rất nhiều

Nigeria sở hữu các cánh đồng bông rộng lớn. Tuy nhiên, các nhà sản xuất dệt may của nước này cần mua thuốc nhuộm, hóa chất, tinh bột sợi và sợi tổng hợp từ các quốc gia khác.

Trong khi đó, ngành dệt may Trung Quốc được hưởng lợi từ chuỗi cung ứng tổng hợp, nơi tất cả hàng hóa cần thiết và thậm chí cả máy móc đều có sẵn trong nước.

“Trung Quốc sản xuất tất cả các nguyên liệu thô”, Anibe Achimugu, chủ tịch Hiệp hội Bông quốc gia Nigeria nói. “Vì vậy, họ có thể sản xuất với giá rẻ hơn”.

Một trở ngại khác đối với ngành dệt may Nigeria là sự mất giá của đồng nội tệ naira. Năm 2023, Tổng thống Nigeria Bola Ahmed Tinubu đã chấm dứt các biện pháp giữ naira ở một giá trị cố định và để giá tiền được xác định bởi cung và cầu ngoại hối. Kể từ đó, giá đồng naira giảm, đẩy chi phí nhập khẩu nguyên liệu thô và máy móc tăng cao.

Kwajaffa của Hiệp hội các nhà sản xuất dệt may Nigeria chỉ ra rằng hàng dệt may nhập khẩu thường được làm từ polyester thay vì cotton. Polyester rẻ hơn, nhưng cũng được coi là chất lượng thấp hơn.

Theo Kwajaffa, hàng dệt may nhập khẩu thường nhanh phai màu và không bền bằng vải cotton. Quần áo nhập lậu từ Trung Quốc cũng được bán với giá thấp hơn, ông nói.

“Vì giá rẻ, người dân trong nước sẽ thích mua dù chất lượng không tốt”, Kwajaffa nói với tờ DW (Đức).


Chỉ còn lại 4 nhà máy dệt ở Nigeria

Năm 1997, chính phủ Nigeria đã ban hành Chính sách đánh thuế Quỹ phát triển dệt may, đánh thuế 10% đối với hàng dệt may nhập khẩu nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước.

Hơn 2 thập kỷ sau, Kwajaffa cho biết số tiền này “vẫn chưa đến tay các nhà sản xuất”.

Không có hỗ trợ tài chính, các nhà sản xuất trong nước tiếp tục mất thị phần trước hàng nhập khẩu giá rẻ. Sự suy giảm này đã khiến hàng triệu người mất việc làm, gồm công nhân dệt may, nông dân trồng bông và thương nhân. Nigeria từng có hơn 150 nhà máy dệt nhưng hiện nay chi còn chưa đến 4 đang hoạt động, Achimugu cho hay.

Nhu cầu về bông trồng tại địa phương tiếp tục giảm. “Vụ bông 2024-2025 là vụ tồi tệ nhất mà tôi từng thấy”, ông nói thêm.

Việc thiếu nguồn cung điện ổn định cũng ảnh hưởng đến sản xuất dệt may ở Nigeria. Nhiều nhà sản xuất dựa vào máy phát điện diesel, dẫn đến chi phí sản xuất tăng. Điều này khiến các nhà sản xuất trong nước càng khó cạnh tranh hơn với các quốc gia như Trung Quốc, nơi có nguồn cung cấp điện ổn định hơn.

Mùa hè năm ngoái, chính phủ Nigeria đã ký thỏa thuận vay 3,5 tỷ USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu châu Phi để khôi phục ngành dệt may. Tuy nhiên, Kwajaffa cho biết đại diện các ngành bông, dệt may và may mặc chưa được tiếp cận khoản vay này.

Tham khảo: DW

Y Vân

Nhịp Sống Thị Trường

4.8/5 - (6 bình chọn)
Tags : Tags ngành dệt may   sản xuất   trung quốc
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Previous post

Cắt 1 lát gừng tươi đặt lên rốn, 4 lợi ích sức khỏe quý như vàng này sẽ thuộc về bạn!

Next post

Vụ kiện rúng động ngành ngư nghiệp Mỹ: Thuyền viên bị bỏ đói phải ăn cả mồi câu, chịu đánh đập nhiều không đếm xuể, cầu cứu trong vô vọng giữa biển khơi

Đọc Thêm

Buồn của quốc gia hơn 200 triệu dân: Ngành trụ cột kinh tế ‘gục ngã’ vì hàng Trung Quốc, hàng triệu người mất việc, còn chưa đầy 4 nhà máy đang hoạt động

Chuyên gia giải thích cho cú bán tháo thứ 2 của chứng khoán Mỹ: “Nhà đầu tư không muốn chờ kết quả cuộc đấu, họ bán trước, đặt câu hỏi sau”

Buồn của quốc gia hơn 200 triệu dân: Ngành trụ cột kinh tế ‘gục ngã’ vì hàng Trung Quốc, hàng triệu người mất việc, còn chưa đầy 4 nhà máy đang hoạt động

Chứng khoán Mỹ điều chỉnh mạnh, Dow Jones mất hơn 1.100 điểm, nhóm cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ

Buồn của quốc gia hơn 200 triệu dân: Ngành trụ cột kinh tế ‘gục ngã’ vì hàng Trung Quốc, hàng triệu người mất việc, còn chưa đầy 4 nhà máy đang hoạt động

Báo cáo việc làm Mỹ tháng 3 bất ngờ tăng vượt kỳ vọng, mặc nỗi lo cuộc chiến thương mại gây suy thoái kinh tế

Leave a Comment Hủy

BNIX NVME HOSTING
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp

LEGIANG.IT.COM

Cơ quan chủ quản: Cá nhân
Chịu trách nhiệm nội dung: Đinh Lê Giang
Website kéo nội dung, test độ chịu tải của code và VPS

Logo
Copyright © 2025 legiang.it.com
Menu
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
Tài Khoản

  • Lost your password ?