Aflatoxin là chất chuyển hóa thứ cấp được tạo ra bởi các chủng vi khuẩn sản sinh độc tố và là chất gây ung thư mạnh nhất được biết đến cho đến nay. Chất độc này có thể tiềm ẩn trong những món ăn quen thuộc hàng ngày.
Ngay từ năm 2018, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã tiến hành các cuộc điều tra và nghiên cứu có liên quan về ung thư và phát hiện ra rằng loại ung thư có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở các nước châu Á là ung thư gan.

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể và đóng vai trò là “máy thải độc của con người”. Chức năng chính của gan là chuyển hóa và giải độc. Vì gan có ít dây thần kinh cảm giác nên ngay cả sau khi mắc bệnh cũng không gây ra triệu chứng rõ ràng. Do đó, nó thường bị mọi người bỏ qua, làm chậm trễ thời điểm chữa bệnh tốt nhất.
Sự phát triển của bệnh gan là một quá trình cực kỳ dài. Nhiều hành vi xấu có thể gây tổn thương gan và dẫn tới bệnh gan ác tính. Đừng nghĩ rằng bạn vẫn còn trẻ và gan của bạn vẫn khỏe mạnh nên có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn và ăn uống thoải mái. Nhiều thói quen ăn uống không lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày là nguyên nhân chính gây ra bệnh gan.
Độc tố Aflatoxin

Ngay từ năm 1993, aflatoxin đã được Viện Nghiên cứu Ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới phân loại là chất gây ung thư loại I, một chất cực kỳ độc hại. Aflatoxin là một loại độc tố difuranoid được sản sinh ra bởi một số chủng nấm như Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Trong số đó, aflatoxin B1 là loại độc tố lớn nhất, gây ung thư và độc hại nhất. Aflatoxin không tan trong nước và không dễ bị tiêu diệt. Không thể dễ dàng loại bỏ chất này ngay cả khi đun sôi nước ở nhiệt độ 200°C.
Người lớn ăn phải khoảng 1 mg aflatoxin có thể bị phản ứng ngộ độc rõ ràng. Việc tiêu thụ liên tục hơn 20 mg aflatoxin có thể đe dọa tính mạng. Sau khi aflatoxin xâm nhập vào cơ thể sẽ trực tiếp gây tổn thương gan, gây ra những tổn thương không thể phục hồi. Mức độ tổn thương do aflatoxin gây ra cho gan cao gấp 5 đến 15 lần so với các cơ quan khác. 1mg aflatoxin cũng có thể gây ra căn bệnh ung thư.
Những thực phẩm nào chứa aflatoxin?
1. Các loại hạt bị mốc

Hướng dương, hạt bí, hạt dưa là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người. Bên cạnh cốc cafe hay những buổi chuyện trò, đây là món nhâm nhi không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu vô tình ăn phải một hạt bị đắng, bạn phải nhổ ra kịp thời và lập tức súc miệng bằng nước sạch.
Một số hạt được lưu trữ lâu và không bảo quản đúng cách sẽ sản sinh ra một lượng lớn độc tố aflatoxin. Nếu không thể loại bỏ aflatoxin trong thời gian ngắn nhất có thể, nó có thể dễ dàng gây ra phản ứng ngộ độc trong cơ thể.
2. Đậu phộng và ngô bị mốc

Aflatoxin thường có trong thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như ngô và đậu phộng. Hãy kiểm tra xem thực phẩm có bị mốc không trước khi ăn. Nếu để lạc và ngô ở nơi lạnh và ẩm trong thời gian dài, bên trong sẽ xuất hiện nhiều nấm mốc, bao gồm cả aflatoxin. Khi phát hiện thức ăn bị mốc, hãy vứt bỏ chúng càng sớm càng tốt, đừng cố gắng tận dụng lại. Cách tiết kiệm này sẽ khiến bạn phải tốn nhiều tiền hơn cho sức khoẻ sau này.
Đậu nành, đậu xanh, đậu đen và đậu tằm bị hỏng có thể sinh ra aflatoxin. Tiêu thụ quá nhiều đậu nành hư hỏng có thể gây ngộ độc thực phẩm cấp tính và làm tăng nguy cơ ung thư.
3. Mộc nhĩ

Mộc nhĩ là một loại nấm có hàm lượng protein và xenluloza cực kỳ cao. Cần phải ngâm trước khi ăn. Nếu ngâm mộc nhĩ quá lâu, cấu trúc bên trong sẽ bị biến chất và còn sản sinh ra chất gây ung thư tương tự như aflatoxin, rất nguy hiểm cho sức khỏe. Các chuyên gia khuyên rằng thời gian ngâm mộc nhĩ không nên quá 4 giờ. Khi vượt quá khoảng thời gian này, hãy vứt bỏ nó càng sớm càng tốt.
4. Dầu thực vật bị hỏng

Aflatoxin cũng có thể được sản sinh trong các loại dầu thực vật bị hỏng như dầu đậu nành, dầu ngô, dầu ô liu, dầu hạt cải và dầu mè. Khi bạn thấy mùi vị và tính chất của dầu ăn trong nhà đã thay đổi, tốt nhất là nên vứt bỏ nó càng sớm càng tốt. Aflatoxin có tác hại cực kỳ nghiêm trọng đối với mô gan của con người. Sử dụng thực phẩm nấu bằng dầu thực vật hỏng trong thời gian dài dễ dẫn đến ung thư gan.
Làm thế nào để tránh xa aflatoxin?
– Khử trùng và thay thế dụng cụ ăn uống thường xuyên. Nếu bạn thấy đũa gỗ hoặc thớt gỗ bị mốc, hãy vứt bỏ chúng càng sớm càng tốt và không sử dụng chúng nữa.
– Những khu vực ẩm ướt như phòng tắm cần được thông gió thường xuyên và chú ý đến vấn đề vệ sinh. Các dụng cụ vệ sinh như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng và bông tắm nên được thay thế sau mỗi 3 tháng.
– Các chất kiềm mạnh có thể dễ dàng tiêu diệt aflatoxin. Khi sử dụng chúng, hãy đảm bảo bảo vệ da để tránh bị bỏng.
– Nếu bạn thấy thực phẩm bị mốc hoặc hư hỏng ở nhà, hãy vứt bỏ chúng càng sớm càng tốt.

– Thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh trong thời gian dài có thể bị biến chất về mặt cấu trúc bên trong, mặc dù hình thức bên ngoài vẫn không thay đổi. Vì sức khỏe, tốt nhất là không nên ăn nó.
– Nếu bạn thấy trái cây bị thối hoặc hỏng ở nhà, bạn không nên ăn ngay cả khi chỉ có một phần nhỏ bị thối bởi nấm mốc có thể đã lây lan sang các phần khác bên trong quả mà mắt thường không thể nhận biết được.
– Sau khi rửa, bát đĩa phải được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để diệt nấm mốc và vi khuẩn.
Aflatoxin gây ung thư gan như thế nào?
Aflatoxin là chất chuyển hóa thứ cấp được tạo ra bởi các chủng vi khuẩn sản sinh độc tố và là chất gây ung thư mạnh nhất được biết đến cho đến nay. Aflatoxin cực kỳ độc đối với cơ thể con người và có thể gây tổn thương rõ rệt cho gan, gây hoại tử nhu mô gan, tăng sản biểu mô ống gan, thâm nhiễm mỡ gan, xuất huyết gan và các tổn thương khác.
Sử dụng thực phẩm có hàm lượng aflatoxin cao trong thời gian dài sẽ gây tổn hại đến hệ miễn dịch của con người, khiến chức năng miễn dịch mất đi sức sống ban đầu.
Sau khi vô tình ăn phải thực phẩm có hàm lượng aflatoxin cao, cơ thể con người sẽ gặp phải các triệu chứng khô mắt nghiêm trọng như buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, sốt, vàng da và cổ trướng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến các tế bào gan bị ung thư và biến dạng, gây xơ gan và cuối cùng tiến triển thành ung thư gan.
Aflatoxin B1 là chất độc nhất, độc gấp 10 lần kali xyanua và độc gấp 68 lần asen. Trong quá trình phát triển của ung thư gan, aflatoxin sẽ ức chế đột biến codon gen, khiến các tế bào khối u mất kiểm soát và bắt đầu phát triển dữ dội. Nói cách khác, aflatoxin là “chất thúc đẩy” sự phát triển của ung thư. Vì sức khỏe của bạn, hãy cố gắng tránh xa loại thực phẩm này.
Theo Sohu