Skip to content
legiang.it.com

Website kéo nội dung test độ chịu tải của code

  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
legiang.it.com
Chủ đề nổi bật
  • Apple ra mắt iOS 18 Beta 3 với nhiều tính năng hấp dẫn
  • Bất ngờ iPhone 16 xách tay rớt giá hàng chục triệu đồng
  • Bị tai biến sau hút mỡ bụng tại Bệnh viện Răng hàm mặt thẩm mỹ Paris
  • Blogger ẩm thực ‘mách’ 5 món đặc sản Hà Nội khiến thực khách mê mệt
  • Cảnh giác với gói du lịch, phòng khách sạn giá rẻ bất thường dịp lễ 2/9
Categories Bất động sản

Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam: Nhiều doanh nghiệp phải “đơn thương độc mã” thực hiện giải phóng mặt bằng để xây dựng nhà ở xã hội

By legiang 10/03/2025 0 8 Views

Nhà ở xã hội vẫn là một chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận trong suốt quãng thời gian vừa qua. Đây được coi là phân khúc cứu cánh cho giấc mơ an cư của người dân có thu nhập trung bình khá. Tuy nhiên, để có thể hiện thực hóa giấc mơ này, vẫn cần sự nỗ lực và quyết tâm từ nhiều phía.

Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam: Nhiều doanh nghiệp phải “đơn thương độc mã” thực hiện giải phóng mặt bằng để xây dựng nhà ở xã hội- Ảnh 1.

Báo cáo mới đây nhất của Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, thời gian qua hành lang pháp lý mới, đặc biệt là Luật Nhà ở 2023 đã tiếp thêm nhiều hi vọng cho công cuộc phát triển phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình đầu tư phát triển nhà ở xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, trăn trở.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản (VARS) cho rằng đất đai là một trong những trở ngại lớn nhất đối với doanh nghiệp khi quyết định làm nhà ở xã hội. Mặc dù có quy định về việc các địa phương cần chủ động bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Song thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều phải “tự bơi”. Việc các doanh nghiệp phải “đơn thương độc mã” thực hiện giải phóng mặt bằng, gây ra nhiều khó khăn. Vừa tốn thời gian, vừa tốn chi phí. Kể cả khi doanh nghiệp đã có đất, đôi khi vẫn bị gây khó khăn.

Để giải nút thắt này, cần có tư duy đổi mới hoàn toàn liên quan đến vai trò và sự song hành từ phía nhà nước và doanh nghiệp. Theo đó, ông Đính kiến nghị, nhà nước cần đứng vai trò “cầm trịch”, thực hiện việc thu hồi đất và giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nghiệm về kinh phí để đảm bảo nghĩa vụ tài chính.

Thứ hai, về quy trình thủ tục. Báo cáo của VARS đánh giá, nếu xác định nhà ở xã hội thuộc diện “ưu tiên”, thì cần đảm bảo và quán triệt sự nhất quán. Theo đó, mọi vấn đề liên quan đến đầu tư phát triển nhà ở xã hội đều cần có sự ưu ái hơn. Có như vậy, doanh nghiệp mới “mặn mà” với phân khúc này, qua đó, nguồn cung phân khúc này mới có cơ hội cải thiện rõ rệt.

Hiện nay, quy trình thủ tục liên quan đến đầu tư phát triển dự án nhà ở xã hội đang tương đương với dự án nhà ở thương mại, thậm chí có nhiều bước soát xét kỹ hơn. Điều này, vô hình chung khiến doanh nghiệp vất vả hơn, mất nhiều thời gian hơn để thực hiện, khiến cho thời gian triển khai dự án bị kéo dài, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện mục tiêu của Đề án.

Đối với vấn đề này, cần nhanh chóng nghiên cứu, ban hành quy định đặc thù, dành riêng cho đầu tư phát triển dự án nhà ở xã hội. Trong đó, có thể lược bớt một số bước, cắt giảm tối đa thời gian phản hồi, trả kết quả các bước, yêu cầu sự vào cuộc một cách khẩn trương hơn từ phía cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương. Điều này là hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ với một “nhiệm vụ” chung cấp thiết, tất cả các nhóm đối tượng liên quan đều cần có trách nhiệm cao hơn so với bình thường.

Ngoài ra cần xem xét và cân nhắc đến phương án hậu kiểm nhằm rút ngắn thời gian. Như vậy trách nhiệm sẽ thuộc về doanh nghiệp và người hưởng chính sách, đặt áp lực “làm đúng” cho hai nhóm đối tượng này. Nhưng đảm bảo phần quy trình, thủ tục sẽ được rút gọn, tạo thuận lợi cho cả doanh nghiệp và người dân.

Việc phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địa phương trong một số khâu kiểm duyệt cũng sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số khâu thủ tục.

Thứ ba, về nguồn vốn. Mặc dù đã có gói tín dụng ưu đãi dành cho chủ đầu tư thực hiện dự án và người dân vay mua nhà ở xã hội. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, kết quả giải ngân gói tín dụng này vẫn ở mức rất thấp, chưa tới 2%. Ngay cả kết quả giải ngân từ ngân hàng chính sách cũng không đạt như kỳ vọng. Nguyên nhân được cho là do thủ tục xét duyệt còn khó khăn, qua nhiều cấp (sở, bộ). Với chủ đầu tư, cần hoàn thành xong giải phóng mặt bằng mới được vay, cũng là một hạn chế.

Theo đó, báo cáo của VARS kiến nghị, để hiện thực hóa đề án nhà ở xã hội, rất cần nguồn vốn đủ mức với quy định thông thoáng, hỗ trợ hơn từ phía nhà nước. Bởi lẽ, hầu hết các doanh nghiệp khi thực hiện dự án bất động sản đều cần huy động vốn từ các nguồn khác nhau, trong đó chiếm chủ yếu là vốn tín dụng. Nếu không có sự ưu đãi thực sự về nguồn vốn, doanh nghiệp sẽ khó đủ lực để triển khai, chứ chưa nói đến việc triển khai mạnh mẽ, quy mô lớn.

Ngoài ra, việc tìm hiểu và dẫn dắt thêm các kênh dẫn vốn khác cũng là điều hết sức quan trọng nhằm tiếp sức cho doanh nghiệp, đặc biệt trong thời điểm các doanh nghiệp bất động sản đều đang gặp khó khăn về nguồn vốn.

Thứ tư, về đối tượng được hưởng chính sách. VARS nhấn mạnh, việc mở rộng nhóm đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội, nâng mức thu nhập tối đa lên 15 triệu đồng/người/tháng, bỏ quy định về hộ khẩu…đã góp phần giúp điều kiện hưởng chính sách nhà ở xã hội trở lên “dễ thở hơn” đối với người dân có nhu cầu tiếp cận với phân khúc này. Tuy nhiên, có một số lưu ý sau vẫn cần có hướng mở, để cơ hội sở hữu nhà ở xã hội thực sự “mở” hơn với những nhóm đối tượng phù hợp.

Bên cạnh đó, cũng nên xem xét đến việc phát triển các dự án nhà ở xã hội thấp tầng ở một số địa phương cho phù hợp với nhu cầu thực tế. VARS cho rằng, với tinh thần quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan bộ ngành, chắc chắn nhà ở xã hội sẽ có nhiều điểm sáng trong thời gian sắp tới.

Quyết tâm thực hiện giấc mơ xây dựng 500.000 căn nhà ở xã hội, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” với Chính phủ


Kỳ Thư

4.7/5 - (8 bình chọn)
Tags : Tags chủ tịch hội môi giới bất động sản việt nam   giá nhà ở xã hội   nguyễn văn đính   nhà ở xã hội   vars
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Previous post

6 thực phẩm và đồ dùng hàng ngày “đầu độc” bạn chìm trong vi nhựa – Thủ phạm liên quan đến ung thư, mất trí nhớ

Next post

Giá thuê chung cư không theo kịp giá nhà

Đọc Thêm

Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam: Nhiều doanh nghiệp phải “đơn thương độc mã” thực hiện giải phóng mặt bằng để xây dựng nhà ở xã hội

Chi tiết mức phí cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây sau điều chỉnh tăng 7%

Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam: Nhiều doanh nghiệp phải “đơn thương độc mã” thực hiện giải phóng mặt bằng để xây dựng nhà ở xã hội

Chuyên gia Võ Hồng Thắng: “Ẩn số từ công bố áp thuế đối ứng với Việt Nam của Tổng thống Donal Trum”

Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam: Nhiều doanh nghiệp phải “đơn thương độc mã” thực hiện giải phóng mặt bằng để xây dựng nhà ở xã hội

Nhà trong ngõ Hà Nội tăng giá nhẹ, giao dịch “túc tắc”: Mức giá dưới 5 tỷ đồng/căn được săn đón nhiều nhất

Leave a Comment Hủy

BNIX NVME HOSTING
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp

LEGIANG.IT.COM

Cơ quan chủ quản: Cá nhân
Chịu trách nhiệm nội dung: Đinh Lê Giang
Website kéo nội dung, test độ chịu tải của code và VPS

Logo
Copyright © 2025 legiang.it.com
Menu
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
Tài Khoản

  • Lost your password ?