Skip to content
legiang.it.com

Website kéo nội dung test độ chịu tải của code

  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
legiang.it.com
Chủ đề nổi bật
  • Apple ra mắt iOS 18 Beta 3 với nhiều tính năng hấp dẫn
  • Bất ngờ iPhone 16 xách tay rớt giá hàng chục triệu đồng
  • Bị tai biến sau hút mỡ bụng tại Bệnh viện Răng hàm mặt thẩm mỹ Paris
  • Blogger ẩm thực ‘mách’ 5 món đặc sản Hà Nội khiến thực khách mê mệt
  • Cảnh giác với gói du lịch, phòng khách sạn giá rẻ bất thường dịp lễ 2/9
Categories Bất động sản

Chuyên gia lên tiếng vụ căn hộ ở TPHCM nghi bị nứt tường do động đất từ Myanmar

By legiang 31/03/2025 0 9 Views

Nền địa chất yếu, nhiều công trình được xây dựng trên các khu vực từng là đầm lầy ven sông, ven biển, khiến các công trình xây dựng ở TPHCM có thể đối mặt với rủi ro khi xảy ra rung chấn từ các trận động đất.

Theo PGS.TS Cao Đình Triều, nguyên Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu (nay là Viện Các Khoa học Trái đất), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, năm 2009, các nhà khoa học thực hiện bản đồ phân vùng rủi ro động đất của TPHCM.

Kết quả cho thấy, nền địa chất khu vực này yếu và rất phức tạp. Tại khu vực của thành phố Sài Gòn cũ, nền địa chất chắc hơn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của thành phố, các khu vực mở rộng sau này có nền địa chất yếu hơn, nhiều nơi từng là các bãi đầm lầy với nền địa chất rất yếu, nhất là khu vực phía nam và đông nam của thành phố.

PGS.TS Cao Đình Triều cho rằng, nền địa chất yếu, kết hợp với việc gia cố nền móng chưa đảm bảo tiêu chuẩn có thể khiến các công trình xây dựng bị ảnh hưởng sau khi rung chấn xảy ra.

Chuyên gia lên tiếng vụ căn hộ ở TPHCM nghi bị nứt tường do động đất từ Myanmar- Ảnh 1.

Một chung cư ở TPHCM bị bong gạch lát nền sau rung chấn trưa ngày 28/3.

Trước đó, trận động đất mạnh 7.7 độ tại Myanmar trưa 28/3 đã gây rung chấn cho nhiều công trình cao tầng ở TPHCM dù cách tâm chấn trận động đất đến 1.700km. Các nhà khoa học lý giải, cường độ trận động đất mạnh, tâm chấn nông kết hợp với nền địa chất yếu khiến TPHCM cảm nhận rõ rung lắc .

Theo thông tin báo chí, sau trận động đất, hơn 300 hộ dân đang sinh sống tại một chung cư ở phường 16, quận 8, TPHCM phản ánh căn hộ của họ xuất hiện nhiều vết nứt tường, nền gạch bị bong tróc sau ít giờ vụ động đất tại Myanmar xảy ra.

PGS Cao Đình Triều chia sẻ thêm, TPHCM là nơi có đứt gãy sông Sài Gòn hoạt động với cường độ yếu. Động đất mạnh nhất ở đây ít khả năng vượt quá 5 độ. Tuy nhiên, dọc đới đứt gãy này, nền địa chất khá yếu. Vì vậy, các công trình xây dựng cần phải hết sức chú ý đến kết cấu nền móng.

Theo TS Nguyễn Xuân Anh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, thời gian tới, các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM cần làm lại bản đồ phân vùng nguy hiểm động đất và đánh giá rủi ro động đất.

Tại Mỹ, cứ 2-5 năm, các bản đồ này được cập nhật lại nhằm đánh giá nguy cơ rủi ro và có biện pháp ứng phó. Trong khi đó tại Việt Nam, khoảng 10 năm trở lại đây, bản đồ phân vùng nguy hiểm động đất chưa được cập nhật số liệu.

Chuyên gia lên tiếng vụ căn hộ ở TPHCM nghi bị nứt tường do động đất từ Myanmar- Ảnh 2.

Các chuyên gia cho rằng, Hà Nội và TPHCM cần sớm cập nhật bản đồ phân vùng rủi ro động đất.

TS Xuân Anh chia sẻ thêm, các công trình xây dựng sau 5-10 năm đã cũ đi, hay các công trình xây mới đều cần được cập nhật lại số liệu, tính toán để đánh giá những công trình nào có nguy cơ bị ảnh hưởng, ảnh hưởng mức độ như nào nếu động đất xảy ra.

Ở những khu vực động đất nguy hiểm thì cần đánh giá sự ảnh hưởng của động đất đến công trình xây dựng, nguy cơ đá lăn từ các sườn núi.

“Việc kiểm tra, đánh giá rất quan trọng giúp chính quyền, người dân chủ động phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do động đất gây ra”, TS Nguyễn Xuân Anh nói.

Ông cho biết thêm, khi thực hiện cập nhật bản đồ phân vùng rủi ro động đất, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu về đứt gãy, khảo sát địa chấn, địa chất kiến tạo, tính toán lại các thông số.

Trên cơ sở đó, chính quyền địa phương có thể đưa ra phương án kháng chấn phù hợp cho các công trình xây dựng, đồng thời phục vụ cho việc thực hiện quy hoạch đô thị.

Theo PGS.TS Cao Đình Triều, tại TPHCM, bản đồ phân vùng rủi ro động đất được thực hiện từ năm 2009, cách đây 16 năm nhưng đến nay chưa cập nhật lại, trong khi thành phố có sự thay đổi nhiều trong 16 năm qua, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng với nhiều cao ốc mọc lên.


Theo Nguyễn Hoài

4.7/5 - (6 bình chọn)
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Previous post

Tạm giữ ‘chồng hờ’ bạo hành con riêng của vợ đến chấn thương não ở An Giang

Next post

Thị trường năng lượng ‘ngập’ sắc xanh, giá cà phê dần xa mốc kỷ lục

Đọc Thêm

Chuyên gia lên tiếng vụ căn hộ ở TPHCM nghi bị nứt tường do động đất từ Myanmar

Chi tiết mức phí cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây sau điều chỉnh tăng 7%

Chuyên gia lên tiếng vụ căn hộ ở TPHCM nghi bị nứt tường do động đất từ Myanmar

Chuyên gia Võ Hồng Thắng: “Ẩn số từ công bố áp thuế đối ứng với Việt Nam của Tổng thống Donal Trum”

Chuyên gia lên tiếng vụ căn hộ ở TPHCM nghi bị nứt tường do động đất từ Myanmar

Nhà trong ngõ Hà Nội tăng giá nhẹ, giao dịch “túc tắc”: Mức giá dưới 5 tỷ đồng/căn được săn đón nhiều nhất

Leave a Comment Hủy

BNIX NVME HOSTING
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp

LEGIANG.IT.COM

Cơ quan chủ quản: Cá nhân
Chịu trách nhiệm nội dung: Đinh Lê Giang
Website kéo nội dung, test độ chịu tải của code và VPS

Logo
Copyright © 2025 legiang.it.com
Menu
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
Tài Khoản

  • Lost your password ?