Skip to content
legiang.it.com

Website kéo nội dung test độ chịu tải của code

  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
legiang.it.com
Chủ đề nổi bật
  • Apple ra mắt iOS 18 Beta 3 với nhiều tính năng hấp dẫn
  • Bất ngờ iPhone 16 xách tay rớt giá hàng chục triệu đồng
  • Bị tai biến sau hút mỡ bụng tại Bệnh viện Răng hàm mặt thẩm mỹ Paris
  • Blogger ẩm thực ‘mách’ 5 món đặc sản Hà Nội khiến thực khách mê mệt
  • Cảnh giác với gói du lịch, phòng khách sạn giá rẻ bất thường dịp lễ 2/9
Categories Thị trường

Giá gạo Việt xuất khẩu vì sao từ đỉnh cao lao xuống vực sâu?

By legiang 07/03/2025 0 10 Views

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua và thấp nhất so với các nước xuất khẩu gạo mạnh trong khu vực, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của ngành hàng chủ lực của Việt Nam.

Việt Nam từng vui mừng vì có giá gạo đắt đỏ nhất thế giới vào tháng cuối 11/2024. Cụ thể ngày 23/11/2024, giá gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 522 USD/tấn. Mức giá này cao hơn hẳn so các quốc gia khác xuất khẩu cùng chủng loại như Thái Lan giá 490 USD/tấn, Ấn Độ giá 452 USD/tấn, Pakistan giá 458 USD/tấn. Giá gạo 25% tấm của Việt Nam ở mức 485 USD/tấn, cao hơn so với các nước khác như Thái Lan giá 452 USD/tấn, Ấn Độ giá 438 USD/tấn, Pakistan giá 421 USD/tấn.

Tuy nhiên kể từ tháng 12/2024, giá gạo xuất khẩu bắt đầu đà giảm liên tục, xuống thấp nhất so với các nước xuất khẩu gạo mạnh trong khu vực và hiện nằm ở mức chạm đáy trong nhiều năm qua.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ngày 6/3, giá gạo 5% tấm của Việt Nam chỉ còn ở mức 389 USD/tấn, xuống thấp hơn gạo của nhiều nước trong khu vực (Thái Lan: 412 USD/tấn; Ấn Độ: 405 USD/tấn; Pakistan: 378 USD/tấn). Tương tự, giá gạo 25% tấm và 100% tấm cũng giảm sâu, lần lượt đạt 364 USD/tấn và 307 USD/tấn.

Giá gạo Việt xuất khẩu vì sao từ đỉnh cao lao xuống vực sâu?- Ảnh 1.

Giá gạo Việt Nam xuất khẩu liên tục giảm sâu. Ảnh: VnEconomy.

Giá gạo xuất khẩu “lao dốc không phanh” trong thời gian dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường lúa gạo của trong nước. Chỉ trong 3 tháng, ngành lúa gạo gặp khó khăn tới mức từng có thời điểm lúa chín nông dân cũng không vội gặt vì không bán được; thương lái chấp nhận mất trắng tiền cọc cho nông dân vì không thể thu mua lúa tại ruộng; các kho sau khi xay xát liền bán tống bán tháo, xả gạo giá rẻ cho người dân vì không có doanh nghiệp lớn thu mua để xuất khẩu; các doanh nghiệp cố đẩy hàng đi xuất khẩu được thì cũng chỉ thu về số tiền thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), khối lượng gạo xuất khẩu tháng 2 đầu năm nay ước đạt 560.000 tấn với giá trị đạt 288,2 triệu USD, giảm 13,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm ước đạt 553,6 USD/tấn, giảm 18,3% so với cùng kỳ năm 2024.

Theo VFA nguyên nhân quan trọng nhất khiến giá gạo lao dốc là Ấn Độ chấm dứt lệnh hạn chế xuất khẩu và dự kiến thu hoạch vụ mùa bội thu, trong khi sản lượng gạo của Việt Nam, Thái Lan, Pakistan cũng tăng cao, đẩy nguồn cung gạo toàn cầu lên cao vào năm 2025.

Theo Bộ NN&MT, dự kiến tổng diện tích gieo cấy lúa nước ta năm nay khoảng 7,03 triệu ha, sản lượng ước đạt 43,14 triệu tấn. Tổng lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước khoảng 4,53 triệu tấn và 6 tháng cuối năm ước 3,012 triệu tấn.

Giá gạo Việt xuất khẩu vì sao từ đỉnh cao lao xuống vực sâu?- Ảnh 2.

Xuất khẩu lúa gạo gặp ‘khủng hoảng” kể từ đầu năm. Ảnh minh họa: IT

Theo ông Đặng Kim Sơn – nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, trước đây Việt Nam từng gặp phải “cuộc khủng hoảng về lúa gạo” như hiện nay. Lúc đó, nhà nước cũng đã áp dụng một số biện pháp để bình ổn thị trường lúa gạo như tạo cơ chế cho ngân hàng hỗ trợ lãi cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu lúa gạo vay tiền mua lúa gạo từ người dân. Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng đó chỉ là cách xử lý ngắn hạn.

Để xử lý dài hạn, ông Sơn cho biết cần có nhiều biện pháp căn cơ hơn, đó là phải đảm bảo dòng chảy của chuỗi lúa gạo. Trong đó, quan trọng nhất là gắn kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lúa gạo với nông dân và các địa phương chuyên canh lúa gạo để các bên có thể chia sẻ với nhau cả về lợi nhuận và rủi ro.

Theo Thanh Huyền

Tiền Phong

4.5/5 - (8 bình chọn)
Tags : Tags ấn độ   Bộ Công Thương   Bộ Nông nghiệp và Môi trường   giá gạo   pakistan   thái lan   Việt Nam   xuất khẩu
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Previous post

Thức uống chứa “kháng sinh tự nhiên” mà Hà Tăng rất thích: Chị em cũng nên học theo để duy trì sắc vóc theo thời gian

Next post

Thị trường ngày 07/03: Giá dầu tăng nhẹ, đồng cao nhất 4 tháng trong khi gạo thấp nhất kể từ tháng 6/2023

Đọc Thêm

Giá gạo Việt xuất khẩu vì sao từ đỉnh cao lao xuống vực sâu?

‘Honda Lead chạy điện’ sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt

Giá gạo Việt xuất khẩu vì sao từ đỉnh cao lao xuống vực sâu?

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ

Giá gạo Việt xuất khẩu vì sao từ đỉnh cao lao xuống vực sâu?

Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa

Leave a Comment Hủy

BNIX NVME HOSTING
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp

LEGIANG.IT.COM

Cơ quan chủ quản: Cá nhân
Chịu trách nhiệm nội dung: Đinh Lê Giang
Website kéo nội dung, test độ chịu tải của code và VPS

Logo
Copyright © 2025 legiang.it.com
Menu
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
Tài Khoản

  • Lost your password ?