Crocs còn cho biết, một đơn vị sản xuất duy nhất (chủ yếu hoạt động tại Việt Nam) đã sản xuất lần lượt 50%, 47%, và 42% sản phẩm trong 3 năm qua.
Hồi tháng 10/2021, theo Reuters, Crocs – thương hiệu giày cao su đã “phát tài phát lộc” khi gặp thời làm việc từ xa do ảnh hưởng của dịch Covid – tuyên bố sẽ chuyển bớt hoạt động khỏi Việt Nam.
Thế nhưng, Việt Nam cho đến nay vẫn duy trì là nguồn cung lớn nhất của Crocs. Theo báo cáo thường niên mới nhất của doanh nghiệp này, 51% sản phẩm Crocs năm 2024 được sản xuất tại Việt Nam. Con số này cũng sát với 56% năm 2023 và 53% năm 2022.
Crocs còn cho biết, một đơn vị sản xuất (chủ yếu hoạt động tại Việt Nam) đã sản xuất lần lượt 50%, 47%, và 42% sản phẩm Crocs trong 3 năm qua.
Quá trình “xuất khẩu” công việc ra khỏi nước Mỹ của Crocs đã diễn ra trong nhiều năm. Năm 2017, tức năm đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, là lần gần nhất Crocs “tự sản xuất” giày tại Mỹ với tỷ lệ khoảng 13,4%. Trước đó, tỷ lệ này tại năm 2025 và 2016 là 11,3% và 14,6%.
Kể từ 2018, toàn bộ công đoạn sản xuất của Crocs đã được “xuất khẩu” phần lớn sang Trung Quốc và Việt Nam.
Sau đó, tới năm 2019, Việt Nam sản xuất tới 61% sản phẩm Crocs. Năm 2020, năm kinh hoàng của dịch Covid, Việt Nam đã gồng gánh thương hiệu giày của Mỹ và sản xuất tới 75% sản phẩm Crocs. Khi dịch Covid lên đỉnh tại Việt Nam năm 2021, con số này giảm đi nhưng vẫn hơn 56%.
Việc đưa sản xuất sang Việt Nam chắc chắn là một phần dẫn tới thành công cho Crocs. Báo cáo năm 2024 của Crocs cho thấy thương hiệu giày dép đình đám của Mỹ đã đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 25% từ 2018 tới nay, cũng là mốc Crocs không còn sản xuất ở sân nhà Mỹ nữa. Việc tăng trưởng cao liên tục của Crocs trong 7 năm liền đưa doanh thu của Crocs từ 1,1 tỷ USD năm 2018 lên 4,1 tỷ USD năm 2024.

Ngoài ra, báo cáo của Crocs cho thấy trong doanh thu 4,1 tỷ USD năm 2024, giá vốn bán hàng chỉ chiếm khoảng 1,69 tỷ USD. Trong khi đó, chi phí bán hàng khoảng 1,39 tỷ USD. Sau khi trừ các chi phí và nhận hoàn thuế khoảng 39,4 triệu USD, Crocs ghi nhận lãi ròng 950 triệu USD năm ngoái.
Khi không còn sản xuất tại Mỹ, chính Bắc Mỹ là thị trường lớn nhất, chiếm 56% tổng doanh thu của Crocs. Nếu chỉ tính riêng mặt hàng dép clogs, được mô tả là dép có phần quai hậu chất liệu mềm mại, đàn hồi và ôm chân, thì Crocs ước tính sản phẩm của mình chiếm phần lớn thị trường cả thế giới, doanh thu 4,1 tỷ USD so với thị trường toàn cầu khoảng 15 tỷ USD.
Khởi nguồn từ 2002 với mục đích là một loại dép để thoải mái, chống nước, và dễ cọ rửa, Crocs đạt được thành công ban đầu khi bán được hơn 100.000 đôi ngay trong năm 2002. Tuy nhiên, việc không có nhiều đổi mới sáng tạo dẫn tới khủng hoảng cho Crocs với khoản lỗ 83,2 triệu USD năm 2015 và 16,5 triệu USD năm 2016.
Năm 2017 và 2018, Crocs ghi nhận lãi 10,2 triệu USD và 50,4 triệu USD, nhưng phần thuộc về cổ đông công ty mẹ là âm 5,3 triệu USD và 69,2 triệu USD.
Từ năm 2019, cột mốc sản xuất ở Việt Nam, Crocs ghi nhận lợi nhuận tăng 3 lần lên 312,9 triệu USD và toàn bộ con số này được dành cho các cổ đông thường.
An ninh tiền tệ