Skip to content
legiang.it.com

Website kéo nội dung test độ chịu tải của code

  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
legiang.it.com
Chủ đề nổi bật
  • Apple ra mắt iOS 18 Beta 3 với nhiều tính năng hấp dẫn
  • Bất ngờ iPhone 16 xách tay rớt giá hàng chục triệu đồng
  • Bị tai biến sau hút mỡ bụng tại Bệnh viện Răng hàm mặt thẩm mỹ Paris
  • Blogger ẩm thực ‘mách’ 5 món đặc sản Hà Nội khiến thực khách mê mệt
  • Cảnh giác với gói du lịch, phòng khách sạn giá rẻ bất thường dịp lễ 2/9
Categories Bất động sản

‘Miếng bánh’ hangar Long Thành được ‘chia’ thế nào?

By legiang 31/03/2025 0 8 Views

Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

Hệ thống các hangar nói trên thuộc Dự án thành phần 4 Sân bay quốc tế Long Thành. Theo kết quả lựa chọn nhà đầu tư về xây dựng và kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay do Bộ GTVT (cũ) công bố hồi cuối năm ngoái, VAECO – một doanh nghiệp thành viên của Vietnam Airlines đã trúng thầu 2/4 dự án (lô 1 và lô 4) tại sân bay này. Vietnam Airlines có ý muốn đầu tư tiếp 2 lô còn lại.

Dịch vụ bảo dưỡng tàu bay được ví như “miếng bánh”, hãng nào sở hữu được nó sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn trong hoạt động kinh doanh vận tải, nhất là đối với những hãng đang có đội tàu bay hùng hậu.

Hiện tại, cả nước có 5 hãng bay, nhưng chỉ Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines có hangar. Vietjet – hãng hàng không tư nhân, với số lượng tàu bay gần “đuổi kịp” Vietnam Airlines, hiện vẫn chưa thiết lập được hangar tại Việt Nam, phải đưa tàu bay ra nước ngoài bảo dưỡng, với thời gian và chi phí lớn.

Xung quanh vấn đề này, hôm 20/3, sau khi thị sát tiến độ các dự án thành phần ở Sân bay Long Thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ Xây dựng căn cứ quy định pháp luật, quyết định theo thẩm quyền, bảo đảm việc tiếp cận bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư; trên tinh thần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, và tuyệt đối không để “chạy chọt”, “xin cho”, tham nhũng ở đây.

Theo đó, Bộ này được giao phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt để Vietnam Airlines triển khai xây dựng và kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay tại lô số 1 và lô số 2; giao Hãng hàng không Vietjet đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay tại lô số 3 và lô số 4.

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?- Ảnh 1.

Chưa có hangar ở Việt Nam, Vietjet chưa thể chủ động trong công tác đảm bảo kỹ thuật cho đội tàu bay gần trăm chiếc.

Nếu không có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời nói trên, rất có thể doanh nghiệp tư nhân khó có thể tiếp cận dự án, cho dù trước đó Cục Hàng không Việt Nam đã có động thái đề xuất Bộ GTVT (cũ) bổ sung thêm 2 hangar số 5 và số 6, nhằm tạo cơ hội cho các hãng hàng không nội địa.

“Trong bối cảnh Đảng ta coi phát triển kinh tế tư nhân là “đòn bẩy” cho đất nước phát triển thịnh vượng, thì việc tạo điều kiện để các doanh nghiệp ngoài nhà nước, trên cơ sở phù hợp các quy định của pháp luật – được tham gia vào “sân chơi” này là điều cần thiết, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và thêm nguồn lực thúc đẩy ngành Hàng không phát triển lớn mạnh trong tương lai”, một lãnh đạo Bộ Xây dựng nói với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam .

Theo thống kế, hiện tại, các hãng bay nội địa đang sở hữu gần 200 tàu bay. Trong đó, đội tàu bay của Vietnam Airlines là 95, Vietjet Air có 92 tàu bay. Số còn lại thuộc các hãng Bamboo, Pacific, Vietravel.

Với đội tàu bay ngang ngửa Vietnam Airlines, việc Vietjet nỗ lực theo đuổi dự án đầu tư xây dựng hangar ở một sân bay lớn như Long Thành là điều dễ hiểu đối với lộ trình phát triển của một hãng trên thị trường hàng không.

Mặt khác, năm 2024, sau khi Bamboo tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp, một phần thị trường của hãng này để lại đã khiến cuộc đua tranh thị phần giữa 2 hãng bay hàng đầu Việt Nam càng thêm sôi động.

Vietnam Airlines là hãng hàng không duy nhất tự chủ được khâu bảo dưỡng máy bay, với 2 hangar tại Nội Bài và 4 hangar tại Tân Sơn Nhất. Vietjet chưa có trong tay một hangar nào ngoài việc đang xúc tiến đầu tư tại Long Thành và gần đây là việc đề xuất đầu tư một hangar tại Sân bay Đà Nẵng.


Theo Vũ Lanh

4.5/5 - (4 bình chọn)
Tags : Tags hangar   Sân Bay Long Thành   Vietjet   Vietnam Airline
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Previous post

Đề xuất công chức, viên chức được ưu tiên mua nhà ở xã hội

Next post

Pinaco (PAC) bị xử phạt và truy thu thuế gần 2,3 tỷ đồng Pinaco bị xử phạt

Đọc Thêm

‘Miếng bánh’ hangar Long Thành được ‘chia’ thế nào?

Chi tiết mức phí cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây sau điều chỉnh tăng 7%

‘Miếng bánh’ hangar Long Thành được ‘chia’ thế nào?

Chuyên gia Võ Hồng Thắng: “Ẩn số từ công bố áp thuế đối ứng với Việt Nam của Tổng thống Donal Trum”

‘Miếng bánh’ hangar Long Thành được ‘chia’ thế nào?

Nhà trong ngõ Hà Nội tăng giá nhẹ, giao dịch “túc tắc”: Mức giá dưới 5 tỷ đồng/căn được săn đón nhiều nhất

Leave a Comment Hủy

BNIX NVME HOSTING
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp

LEGIANG.IT.COM

Cơ quan chủ quản: Cá nhân
Chịu trách nhiệm nội dung: Đinh Lê Giang
Website kéo nội dung, test độ chịu tải của code và VPS

Logo
Copyright © 2025 legiang.it.com
Menu
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
Tài Khoản

  • Lost your password ?