Việt Nam nằm ở top những quốc gia bị áp thuế đối ứng cao nhất lên tới 46%.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chiều 2/4 (giờ địa phương) đã công bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và mức thuế quan cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.
Ngoài mức thuế cơ bản 10%, chính quyền ông Trump cũng sẽ áp dụng thuế đối ứng đối với các quốc gia khác mà Nhà Trắng coi là có sự mất cân bằng thương mại với Mỹ.
Trái với dự đoán của nhiều chuyên gia trong nước, Việt Nam nằm ở top những quốc gia bị áp thuế đối ứng cao nhất lên tới 46%. Các nền kinh tế khác trong khu vực cũng bị áp thuế như: Campuchia ở mức 49%, Thái Lan bị áp mức thuế 36%, Trung Quốc 34%, Đài Loan, Indonesia ở mức 32%.
Với Việt Nam, nước ta đã giảm thuế hàng loạt mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ trước đó. Hiện có 13 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ. Trong đó, thuế nhập khẩu ô tô đã giảm từ 64% xuống 50%, thuế ethanol giảm từ 10% xuống 5%, và thuế đối với đùi gà đông lạnh giảm từ 20% xuống 15%.
Ngoài ra, thuế nhập khẩu đối với các loại hạt như hạnh nhân, hồ trăn, táo tươi và cherry đã giảm từ 8–15% xuống còn 5%. Đáng chú ý, thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm gỗ và đồ nội thất đã giảm từ 20–25% xuống 0%. Nghị định có hiệu lực ngay trong ngày 31/3.
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng khí tự nhiên dạng hóa lỏng (LNG) giảm từ 5% xuống 2%. Đối với mặt hàng ethane, bổ sung mã HS 2711.19.00 vào chương 98 với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%.
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng ngô hạt giảm từ 2% xuống 0%; mặt hàng khô dầu đậu tương giảm từ 1%, 2% xuống 0%.

Nghị định 73/2025/NĐ-CP ngày 31-3-2025 sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng.
Về con số 90% và 46% mà Mỹ vừa công bố đánh thuế Việt Nam, nhiều người tỏ ra thắc mắc. Theo đó, con số này được lấy từ thâm hụt thương mại của Mỹ với một số quốc gia nhất định và chia cho giá trị hàng xuất khẩu của quốc gia đó sang Mỹ.
Ví dụ, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ là 136,6 tỷ USD, nhập khẩu từ Mỹ đạt 13,1 tỷ USD, như vậy thâm hụt là khoảng 123,5 tỷ USD. Lấy thâm hụt (123,5 tỷ USD) chia cho kim ngạch xuất khẩu (136,6 tỷ USD) sẽ ra được mức thuế 90%. Và thuế quan Mỹ áp cho Việt Nam sẽ bằng 1 nửa 90% là 46%.
So với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam bị áp thuế đối ứng cao hơn nhiều so với các đối thủ khoảng 10-20%, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu.

Danh sách áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Không chỉ tác động với các nhà xuất khẩu Việt Nam, một số chuyên gia cho rằng, chính người dân và các nhà nhập khẩu của Mỹ cũng thiệt hại lớn. Hiện Việt Nam là một trong những nhà cung cấp lớn cho Mỹ từ máy tính, điện thoại, tới máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, quần áo, dày dép, nông thủy hải sản và nội thất,…
Nhà Trắng xác nhận “mức thuế 10% sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 00h01 ngày 5-4 (11h01 cùng ngày theo giờ Hà Nội), trong khi những mức thuế cao hơn đối với các đối tác khác nhau sẽ bắt đầu từ có hiệu lực từ 00h01 ngày 9-4 (11h01 cùng ngày theo giờ Hà Nội)”.
An ninh tiền tệ