Skip to content
legiang.it.com

Website kéo nội dung test độ chịu tải của code

  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
legiang.it.com
Chủ đề nổi bật
  • Apple ra mắt iOS 18 Beta 3 với nhiều tính năng hấp dẫn
  • Bất ngờ iPhone 16 xách tay rớt giá hàng chục triệu đồng
  • Bị tai biến sau hút mỡ bụng tại Bệnh viện Răng hàm mặt thẩm mỹ Paris
  • Blogger ẩm thực ‘mách’ 5 món đặc sản Hà Nội khiến thực khách mê mệt
  • Cảnh giác với gói du lịch, phòng khách sạn giá rẻ bất thường dịp lễ 2/9
Categories Ngân hàng

Nhận diện bức tranh nợ xấu có khả năng mất vốn của các ngân hàng

By legiang 09/02/2025 0 9 Views

Kết quả kinh doanh quý 4/2024 cho thấy nợ có khả năng mất vốn toàn ngành ngân hàng tăng mạnh, trong đó, không loại trừ cả những “ông lớn” như BIDV, Vietcombank, VietinBank, Techcombank, MB,…

Nhận diện bức tranh nợ xấu có khả năng mất vốn của các ngân hàng- Ảnh 1.

Theo số liệu thống kê từ báo cáo tài chính đã công bố của 27 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán cho thấy, hầu hết các nhà băng đều ghi nhận nợ có khả năng mất vốn (nợ xấy nhóm 5) tăng lên trong năm 2024, trong đó, một số nhà băng tăng có nợ nhóm 5 tăng “bằng lần”.

Cụ thể, tại ngày 31/12/2024, nợ có khả năng mất vốn của 27 ngân hàng là hơn 131 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 39.500 tỷ so với năm 2023, tương đương tăng 43%.

Trong khi đó, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) giảm hơn 6.400 tỷ xuống 53.526 tỷ đồng. Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) giảm hơn 1.800 tỷ xuống gần 43.800 tỷ đồng. Như vậy, có thể một phần lớn nợ nhóm 3, nhóm 4 đã chuyển xuống thành nhóm 5.

Ngân hàng có nợ nhóm 5 nhiều nhất xét về quy mô tuyệt đối là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với số dư tới 19.801 tỷ đồng, tăng mạnh tới 52% trong năm qua. BIDV cũng là ngân hàng có số dư nợ xấu cao nhất hệ thống, lên tới hơn 29 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, vì là nhà băng có quy mô lớn nhất Việt Nam, thực tế nợ xấu chỉ chiếm 1,41% trong tổng dư nợ cho vay khách hàng, vẫn nằm trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) là ngân hàng có quy mô nợ xấu có khả năng mất vốn (xét theo giá trị tuyệt đối) cao thứ 2, với 13.832 tỷ đồng, tăng 47,5% so với năm 2023.

Tổng nợ xấu của Vietinbank tại thời điểm kết thúc năm 2024 là 21.473 tỷ đồng, tăng 29%. Tương tự như BIDV, tuy số dư nợ xấu cao nhưng vì là ngân hàng có quy mô lớn, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank chỉ ở mức 1,25%, nằm trong nhóm 5 ngân hàng thấp nhất.

Trong khi đó, NCB là ngân hàng nhỏ nhưng có quy mô nợ xấu nhóm 5 lớn thứ 3 ngành, lên tới 13.188 tỷ đồng. Được biết, NCB đang thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2023-2025, định hướng 2030 đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng có quy mô nợ xấu có khả năng mất vốn lớn thứ 4, ở mức 10.292 tỷ đồng. Đây cũng là nhóm nợ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu (74%). Giống như BIDV và VietinBank, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay của Vietcombank cũng thường thuộc nhóm thấp nhất. Thậm chí cuối năm 2024, Vietcombank là ngân hàng duy nhất có tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.

Đáng chú ý, dữ liệu thống kê cho thấy, tốc độ tăng của nợ có khả năng mất vốn đang cao hơn đáng kể so với tăng trưởng cho vay khách hàng của 27 ngân hàng (tăng 18% trong năm 2024). Theo đó, tỷ trọng của nợ nhóm 5 trong tổng dư nợ cho vay có xu hướng tăng, từ 0,91% (năm 2023) lên 1,11% (năm 2024).

Nhiều ngân hàng ghi nhận nợ có khả năng mất vốn tăng “bằng lần” như VIB, Techcombank, NamAbank, LPBank, ABBank. Cụ thể, nợ có khả năng mất vốn ở VIB tăng gần 3 lần so với năm 2023 lên 6.397 tỷ đồng. Nhóm nợ này ở Techcombank cũng tăng 2,4 lần,…

Ngoài ra, dữ liệu tài chính được công bố cũng cho thấy hàng loạt ngân hàng chứng kiến nợ nhóm 5 tăng hơn 50% còn có MB, Sacombank, ACB, MSB, OCB,…

Dự báo diễn biến nợ xấu ngân hàng trong năm 2025

Trong báo cáo về ngành ngân hàng công bố mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, nợ xấu nội bảng của hệ thống ngân hàng chưa tạo “đỉnh” dù xu hướng tăng của nợ nhóm 2 đã kết thúc từ quý 2/2023 do nợ xấu còn tiềm ẩn từ các khoản nợ được tái cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.

Theo dõi lại diễn biến các nhóm nợ trong giai đoạn trước Covid, VDSC nhận thấy xu hướng tăng của nợ xấu (nhóm 3-5) thường kết thúc sau xu hướng tăng của nợ nhóm 2 từ 1 – 2 quý, do tính chất phản ánh trước các khó khăn/cải thiện về dòng tiền của khách hàng của nhóm nợ này.

Tuy nhiên, kể từ 2020 tới nay, các thông tư về tái cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đang khiến xu hướng của nợ nhóm 2 có ít tính dự báo đối với xu hướng nợ xấu do nhiều khoản nợ xấu tiềm ẩn nằm trong nợ nhóm 1 do được giữ nguyên nhóm nợ. Vì vậy, đỉnh nợ xấu chỉ thực sự có thể đánh giá khi các khoản nợ xấu tiềm ẩn được bộc lộ hết do không còn được giữ nguyên nhóm nợ, như trong giai đoạn quý 3/2022 tới quý 1/2023.

Cụ thể, dư nợ tái cơ cấu theo TT 02 tính đến cuối tháng 8/2024 còn khoảng 126 nghìn tỷ đồng. Theo số liệu của SBV, VDSC ước tính nợ xấu tiềm ẩn (gồm nợ tái cơ cấu, nợ VAMC chưa xử lý, trái phiếu doanh nghiệp đã gia hạn thời gian trả nợ) cuối quý 3/2024 (không bao gồm 3 ngân hàng 0 đồng và 2 ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt) xấp xỉ khoảng 70% nợ xấu nội bảng toàn hệ thống, và lo ngại rằng một phần dư nợ này có thể bị chuyển thành nợ xấu trong năm 2025.

Dù vậy, nhóm phân tích cho rằng, nợ xấu tăng sau khi TT02 hết hiệu lực không ảnh hưởng nhiều tới khả năng kiểm soát nợ xấu nội bảng do đã được trích lập dự phòng cụ thể bổ sung tương đối đầy đủ. Trong danh mục 10 ngân hàng mà VDSC theo dõi, dư nợ tái cơ cấu đã giảm dần và ổn định quanh 40 nghìn tỷ đồng trong 4 quý trở lại đây. Ngoại trừ VPBank, hầu hết các ngân hàng trong danh sách này đã trích lập dự phòng bổ sung thận trọng, đặc biệt ở nhóm ngân hàng quốc doanh.

“Chúng tôi ước tính tỷ lệ trích lập dự phòng/ dư nợ tái cơ cấu ở mức trên 50%. Do đó, việc TT 02 hết hiệu lực sẽ ảnh hưởng tới nợ xấu nội bảng của số ít ngân hàng tư trong 2025”, VDSC đánh giá.

Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư 53/2024/TT-NHNN cho phép các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 được tái cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ cho đến hết năm 2026. Theo NHNN, dư nợ chịu ảnh hưởng của bão số 3 tới tháng 11/2024 là khoảng 192 nghìn tỷ đồng. Do đó, VDSC cho rằng áp lực tăng nợ xấu sẽ được giảm thiểu khi TT 02 hết hiệu lực.


Theo An Điệp

5/5 - (9 bình chọn)
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Previous post

Làm sao để tăng cường sức đề kháng chống lại cúm: 7 nhóm dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung

Next post

TCT Thăng Long: Quý IV/2024 lỗ hơn 9 tỷ đồng, biến động dàn lãnh đạo cấp cao

Đọc Thêm

Nhận diện bức tranh nợ xấu có khả năng mất vốn của các ngân hàng

Cần 443.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030

Nhận diện bức tranh nợ xấu có khả năng mất vốn của các ngân hàng

Trung Quốc bắt đầu áp thuế trả đũa Mỹ, giá vàng thế giới lao dốc trong ngỡ ngàng đêm 4/4

Nhận diện bức tranh nợ xấu có khả năng mất vốn của các ngân hàng

Trung Quốc có thể được giảm thuế nếu chấp thuận thỏa thuận TikTok

Leave a Comment Hủy

BNIX NVME HOSTING
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp

LEGIANG.IT.COM

Cơ quan chủ quản: Cá nhân
Chịu trách nhiệm nội dung: Đinh Lê Giang
Website kéo nội dung, test độ chịu tải của code và VPS

Logo
Copyright © 2025 legiang.it.com
Menu
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
Tài Khoản

  • Lost your password ?