Skip to content
legiang.it.com

Website kéo nội dung test độ chịu tải của code

  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
legiang.it.com
Chủ đề nổi bật
  • Apple ra mắt iOS 18 Beta 3 với nhiều tính năng hấp dẫn
  • Bất ngờ iPhone 16 xách tay rớt giá hàng chục triệu đồng
  • Bị tai biến sau hút mỡ bụng tại Bệnh viện Răng hàm mặt thẩm mỹ Paris
  • Blogger ẩm thực ‘mách’ 5 món đặc sản Hà Nội khiến thực khách mê mệt
  • Cảnh giác với gói du lịch, phòng khách sạn giá rẻ bất thường dịp lễ 2/9
Categories Thị trường

Nợ xấu nghìn tỷ: Bài toán khó của ACV với các hãng hàng không quốc nội

By legiang 11/03/2025 0 8 Views

(ThanhtraVietNam) – Sau đại dịch COVID-19, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đang đối mặt với khoản nợ xấu “khủng” từ các hãng hàng không quốc nội lên đến hơn 5.692 tỷ đồng tính đến cuối năm 2023. Các đơn vị được thanh tra còn tồn tại các khoản nợ phải thu khó đòi quá hạn lớn, dẫn đến phải trích lập dự phòng hơn 4.177 tỷ đồng làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Theo báo cáo kết luận thanh tra số 23/KL-TTr của Thanh tra Bộ Tài chính công bố ngày 27/2/2025, tình hình quản lý nợ phải thu của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đang phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn, đặc biệt từ các hãng hàng không nội địa.

Đoàn thanh tra chỉ ra rằng đến thời điểm 31/12/2023, có 3 đơn vị được thanh tra chưa thực hiện đối chiếu đầy đủ nợ phải thu với tổng số tiền hơn 537,7 tỷ đồng (chiếm 3,24% nợ phải thu). Đáng chú ý hơn, có 3 đơn vị phát sinh nợ phải thu quá hạn thanh toán lên tới hơn 7.413 tỷ đồng, chiếm 41,69% tổng nợ phải thu của ACV.

Các hãng bay “ngập” trong nợ xấu

Kết quả thanh tra chỉ ra một bức tranh đáng lo ngại: ACV đang phải đối mặt với khoản nợ quá hạn khổng lồ từ các hãng hàng không nội địa. Cụ thể, tính đến 31/12/2023, nợ quá hạn thanh toán từ các hãng bay nội địa lên tới hơn 5.692 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là trên 5.689 tỷ đồng và nợ dài hạn là 2,8 tỷ.

Điều đáng lo ngại là nợ quá hạn thanh toán đã tăng mạnh 33,11% so với đầu năm 2023, tương đương mức tăng 1.415 tỷ đồng. Bamboo Airways là hãng có số nợ tăng mạnh nhất với mức tăng 1,1 nghìn tỷ đồng, nâng tổng nợ lên hơn 2.099 tỷ đồng. Pacific Airlines cũng ghi nhận mức tăng nợ 269,8 tỷ đồng, trong khi VietJet Air lại có sự cải thiện khi giảm nợ hơn 606 tỷ đồng.

Xét về tỷ lệ nợ xấu, có 4 hãng hàng không có tỷ lệ nợ xấu cao so với nợ phải thu tại thời điểm 31/12/2023. Trong đó, Bamboo Airways dẫn đầu với 98,44% nợ phải thu chuyển thành nợ xấu, tiếp theo là Pacific Airlines (95,99%), Vietnam Airlines (67,22%) và VietJet (41,38%). Tổng hợp lại, trung bình 69,10% nợ phải thu từ các hãng hàng không đã trở thành nợ xấu, đặt ra thách thức lớn trong việc thu hồi.

Ngoài nợ quá hạn do không thanh toán phí dịch vụ, các hãng hàng không còn nợ ACV khoản tiền dịch vụ hạ cánh cánh đáng kể. Tính đến cuối năm 2023, khoản nợ này lên tới gần 1.380 tỷ đồng, chiếm 24% tổng nợ quá hạn.

Cụ thể, Bamboo Airways nợ 307,9 tỷ đồng tiền dịch vụ hạ cánh cánh (tính đến 31/12/2023) và tăng lên 355,5 tỷ đồng vào cuối tháng 11/2024. VietJet Air nợ 247,8 tỷ đồng và tăng lên 269,4 tỷ đồng, trong khi Pacific Airlines nợ 163,4 tỷ đồng và tăng lên 171,6 tỷ đồng. Các hãng lớn khác như Vietnam Airlines nợ 640,5 tỷ đồng, tăng lên 625,4 tỷ đồng và Vietravel Airlines nợ 20,1 tỷ đồng, tăng lên 31,9 tỷ đồng.

Các hãng hàng không quốc nội có nợ xấu nghìn tỷ với ACV. Ảnh: ITN

Thu hộ giá dịch vụ – Áp lực từ 3.190 tỷ đồng nợ đọng

Một khía cạnh đáng chú ý khác trong kết luận thanh tra là vấn đề thu hộ giá dịch vụ phục vụ hành khách của các hãng hàng không quốc nội. Theo báo cáo, đến thời điểm 31/12/2023, các hãng này còn nợ quá hạn thanh toán khoản thu hộ ACV với số tiền trên 3.190 tỷ đồng, chiếm 56% tổng nợ quá hạn.

Cụ thể, Bamboo Airways dẫn đầu với khoản nợ thu hộ lên tới 1.409 tỷ đồng. VietJet Air đứng thứ hai với 770,3 tỷ đồng, tiếp theo là Pacific Airlines với 545,3 tỷ đồng. Vietnam Airlines cũng nợ ACV hơn 272,5 tỷ đồng và Vietravel Airlines nợ 192,6 tỷ đồng.

Khoản nợ thu hộ này phát sinh từ việc các hãng hàng không thu tiền dịch vụ phục vụ hành khách thông qua giá vé máy bay, nhưng không chuyển lại cho ACV đúng hạn. Kết luận thanh tra chỉ ra rằng các hãng hàng không này ký hợp đồng ủy quyền thu hộ giá dịch vụ phục vụ hành khách, hành lý trực tiếp từ hành khách lên tàu bay tại thời điểm xuất vé máy bay, nhưng đến thời điểm thanh tra vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài – Chi nhánh ACV chưa thực hiện kiểm tra, đối chiếu để xác định chính xác doanh thu năm 2023 từ hoạt động nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không. Điều này ảnh hưởng đến việc xác định tiền chậm thanh toán theo 12 hợp đồng nhượng quyền khai thác đã ký với các công ty linh quyền.

Theo quy định tại các hợp đồng, “trong vòng 60 ngày đầu tiên của năm tiếp theo, bên nhượng quyền phải cung cấp báo cáo kiểm toán thể hiện rõ doanh thu phát sinh theo hợp đồng và số liệu sản lượng chuyến bay”, nhưng đến nay việc này vẫn chưa được thực hiện.

Qua Kết luận thanh tra, Thanh tra Bộ Tài chính đã đưa ra nhiều kiến nghị quan trọng để cải thiện tình hình. Đáng chú ý là yêu cầu ACV và người đại diện vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất, Công ty cổ phần Phục vụ Mặt đất Sài Gòn thực hiện đối chiếu, xác nhận đầy đủ nợ phải thu, nợ phải trả.

Đồng thời, báo cáo kiến nghị ACV cần có các giải pháp quyết liệt thu hồi các khoản nợ quá hạn thanh toán, không để phát sinh các khoản nợ phải thu khó đòi, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nhà nước đầu tư vào ACV.

Một kiến nghị khác là thực hiện các giải pháp quyết liệt, khẩn trương để hoàn thành việc ký kết phụ lục hợp đồng với các hãng hàng không quốc nội liên quan đến khoản lãi chậm thanh toán.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn thất vốn nhà nước

Tình trạng nợ đọng khổng lồ từ các hãng hàng không đối với ACV không chỉ là vấn đề tài chính thông thường mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn thất nghiêm trọng cho doanh nghiệp nhà nước này.

Với tổng nợ xấu từ các hãng hàng không lên tới hơn 5.692 tỷ đồng, đây là một gánh nặng tài chính quá lớn, đe dọa trực tiếp đến khả năng bảo toàn vốn nhà nước tại ACV. Điều đáng lo ngại là tỷ lệ nợ xấu trung bình đã lên tới 69,10%, trong đó một số hãng có tỷ lệ nợ xấu cực kỳ cao như Bamboo Airways (98,44%) và Pacific Airlines (95,99%).

Nguy cơ tổn thất vốn nhà nước càng trở nên hiện hữu khi đánh giá tình hình tài chính của một số hãng hàng không. Với Bamboo Airways đang trong quá trình tái cơ cấu sau những khó khăn tài chính, VNA vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn khó khăn sau đại dịch, khả năng thu hồi đầy đủ và kịp thời các khoản nợ là rất thấp. Đặc biệt, khoản nợ thu hộ 3.190 tỷ đồng là tiền dịch vụ đã thu từ hành khách, nhưng các hãng bay không chuyển cho ACV, càng làm tăng thêm lo ngại về khả năng mất vốn.

Tình trạng tăng nợ liên tục với mức tăng 33,11% trong năm 2023 cho thấy vấn đề không chỉ dừng lại ở việc không thu hồi được nợ cũ mà còn tiếp tục phát sinh nợ mới. Nếu xu hướng này không được kiểm soát, tổng nợ xấu có thể tăng lên mức không thể kiểm soát trong những năm tới.

Việc ACV không thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát, đối chiếu doanh thu như trường hợp tại Cảng hàng không Nội Bài càng làm tăng nguy cơ thất thoát. Thiếu sự giám sát chặt chẽ có thể dẫn đến việc không xác định chính xác được các khoản phải thu, thiếu căn cứ để thu hồi nợ, và có thể phát sinh tranh chấp với các đối tác.

Nguy cơ lớn nhất là ACV có thể phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi với số tiền rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh và khả năng đầu tư phát triển. Trong bối cảnh ACV đang triển khai nhiều dự án trọng điểm như Cảng hàng không quốc tế Long Thành, việc thiếu hụt nguồn vốn do không thu hồi được nợ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ và hiệu quả đầu tư.

Ngoài ra, tình trạng nợ đọng kéo dài còn gây áp lực lên dòng tiền, buộc ACV phải tìm kiếm các nguồn vốn khác để bù đắp thiếu hụt, có thể dẫn đến tăng chi phí tài chính và giảm hiệu quả sử dụng vốn. Đây cũng là rủi ro lớn đối với trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn nhà nước của ban lãnh đạo công ty.

Các khoản nợ không được trích lập dự phòng đầy đủ còn có thể dẫn đến báo cáo tài chính không phản ánh đúng tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp, gây ra những quyết định sai lầm trong quản trị và đầu tư.

Trước những nguy cơ tổn thất này, việc triển khai quyết liệt các biện pháp thu hồi nợ, kể cả các biện pháp pháp lý, cùng với sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước, là hết sức cần thiết để bảo vệ vốn nhà nước tại ACV và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành hàng không Việt Nam.

Nguồn tin bài: https://thanhtravietnam.vn/thanh-tra/no-xau-nghin-ty-bai-toan-kho-cua-acv-voi-cac-hang-hang-khong-quoc-noi-212820.html

4.2/5 - (4 bình chọn)
Tags : Tags Bamboo Aiways   Các hãng bay nợ xấu   cafe tài chính   Nợ xấu ACV   Nợ xấu hàng không   Vietjet
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Previous post

Cách đi bộ giúp đốt cháy calo, giảm mỡ bụng hiệu quả nhất

Next post

Hệ thống KRX sẽ vận hành trong tháng 5 hoặc 6 năm nay?

Đọc Thêm

Nợ xấu nghìn tỷ: Bài toán khó của ACV với các hãng hàng không quốc nội

‘Honda Lead chạy điện’ sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt

Nợ xấu nghìn tỷ: Bài toán khó của ACV với các hãng hàng không quốc nội

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ

Nợ xấu nghìn tỷ: Bài toán khó của ACV với các hãng hàng không quốc nội

Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa

Leave a Comment Hủy

BNIX NVME HOSTING
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp

LEGIANG.IT.COM

Cơ quan chủ quản: Cá nhân
Chịu trách nhiệm nội dung: Đinh Lê Giang
Website kéo nội dung, test độ chịu tải của code và VPS

Logo
Copyright © 2025 legiang.it.com
Menu
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
Tài Khoản

  • Lost your password ?