Skip to content
legiang.it.com

Website kéo nội dung test độ chịu tải của code

  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
legiang.it.com
Chủ đề nổi bật
  • Apple ra mắt iOS 18 Beta 3 với nhiều tính năng hấp dẫn
  • Bất ngờ iPhone 16 xách tay rớt giá hàng chục triệu đồng
  • Bị tai biến sau hút mỡ bụng tại Bệnh viện Răng hàm mặt thẩm mỹ Paris
  • Blogger ẩm thực ‘mách’ 5 món đặc sản Hà Nội khiến thực khách mê mệt
  • Cảnh giác với gói du lịch, phòng khách sạn giá rẻ bất thường dịp lễ 2/9
Categories Thị trường

“Quái vật công nghệ” đắt nhất hành tinh đang khiến thế giới sửng sốt: Có thể làm lu mờ siêu đập Tam Hiệp

By legiang 27/03/2025 0 7 Views

Với chi phí ước tính vượt quá 137 tỷ đô la Mỹ, công trình này là gì và nằm ở đâu?

Đó là Nhà máy thủy điện Medog ở Tây Tạng.

"Quái vật công nghệ" đắt nhất hành tinh đang khiến thế giới sửng sốt: Có thể làm lu mờ siêu đập Tam Hiệp- Ảnh 1.

Ảnh minh họa về đập thủy điện. Nguồn: ST

 Nhà máy thủy điện mạnh chưa từng có: Lu mờ siêu đập Tam Hiệp 

Tháng 12/2024, Trung Quốc “bật đèn xanh” cho việc xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới – Nhà máy thủy điện Medog tại huyện Medog, Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc.

Tin tức này nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới truyền thông quốc tế bởi nhiều lẽ.

Với chi phí ước tính vượt quá 137 tỷ đô la Mỹ (1.000 tỷ Nhân dân tệ), Medog sẽ là dự án cơ sở hạ tầng đắt đỏ nhất hành tinh, phản ánh cam kết của Trung Quốc đối với năng lượng tái tạo. 

Theo GlobalData, đơn vị theo dõi và lập hồ sơ hơn 170.000 nhà máy điện trên toàn thế giới, Medog hiện đang ở giai đoạn công bố. Dự án sẽ được phát triển trong một giai đoạn duy nhất. Dự kiến việc xây dựng Medog sẽ bắt đầu vào năm 2029 và đi vào hoạt động thương mại vào năm 2033.

Một khi Nhà máy thủy điện Medog hoàn thành nó có thể làm lu mờ siêu đập Tam Hiệp (nhà máy thủy điện hiện đang giữ kỷ lục là lớn nhất thế giới, cũng của Trung Quốc) khi có thể sản xuất 60.000 Megawatt điện, gấp 3 lần công suất của đập Tam Hiệp.

Nhà máy thủy điện Medog dự kiến tạo ra 300 tỷ kilowatt-giờ điện mỗi năm. Con số này tương đương với mức tiêu thụ năng lượng hàng năm của cả đất nước Hy Lạp.

Mục đích của dự án trăm tỷ đô này nhằm khai thác tiềm năng thủy điện của sông Yarlung Tsangpo, và đóng góp vào mục tiêu đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2060 của Trung Quốc. 

Viện Chính sách An ninh và Phát triển (ISDP, trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển) gọi Nhà máy thủy điện Medog là “con quái vật” thực sự. 

"Quái vật công nghệ" đắt nhất hành tinh đang khiến thế giới sửng sốt: Có thể làm lu mờ siêu đập Tam Hiệp- Ảnh 2.

Hình ảnh về Great Bend – hẻm núi sâu nhất thế giới. Ảnh: Sand Prints

Đó là bởi, Medog nằm ở Cao nguyên Tây Tạng xa xôi và hiểm trở, là một công trình khổng lồ về kỹ thuật được thiết kế để khai thác tiềm năng thủy điện to lớn của dòng sông Yarlung Tsangpo hùng vĩ, chảy xuống mạnh khi chảy qua hẻm núi sâu nhất thế giới.

Nằm gần hẻm núi sâu nhất thế giới Great Bend của Yarlung Tsangpo, Medog tận dụng độ dốc tự nhiên của con sông là hơn 2.000 mét trong một đoạn ngắn, cung cấp tiềm năng sản xuất năng lượng vô song.

Mối lo xuyên biên giới từ Nhà máy thủy điện Medog

Kế hoạch táo bạo của Trung Quốc ở Tây Tạng đánh dấu bước tiến đáng kể trong lĩnh vực năng lượng tái tạo nhưng cũng làm dấy lên những lo ngại về môi trường và địa chính trị khu vực.

Trong khi Tân Hoa Xã đưa tin rằng Nhà máy thủy điện Medog sẽ “đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các mục tiêu carbon của Trung Quốc và thúc đẩy phát triển khu vực” thì người Ấn Độ và Bangladesh – hai trong số các quốc gia vùng hạ lưu – lại lo ngại một vấn đề khác.

“Dự án đầy tham vọng này có thể định hình lại địa chính trị của các nguồn nước xuyên biên giới ở Nam Á. Những tác động của nó vượt xa những kỳ quan kỹ thuật của nó. Medog đặt ra cả cơ hội và thách thức cho sự ổn định và hợp tác trong khu vực” – The India Forum (một tạp chí của Ấn Độ chuyên bình luận về các vấn đề đương đại) nhận định.

"Quái vật công nghệ" đắt nhất hành tinh đang khiến thế giới sửng sốt: Có thể làm lu mờ siêu đập Tam Hiệp- Ảnh 3.

Địa hình hiểm trở tại cao nguyên Tây Tạng. Nguồn: NASA/GSFC/METI/ERSDAC/JAROS và Nhóm khoa học ASTER của Mỹ/Nhật Bản

Ấn Độ và Bangladesh đã nêu lên mối quan ngại về tác động của dự án Medog đối với an ninh nguồn nước trong khu vực. 

Sông Yarlung Zangbo (hay còn gọi là Brahmaputra ở Ấn Độ) chảy vào các quốc gia này và bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào đối với dòng chảy của nó đều có thể tác động đến nguồn cung cấp nước của họ, nơi có bộ phận người dân phụ thuộc vào Brahmaputra để làm nông nghiệp và đánh bắt cá. 

Chưa kể, các quốc gia này cũng có những lo ngại về sự ổn định địa chất của khu vực, vì dự án này nằm ở nơi hội tụ của các mảng lục địa Ấn Độ và Á-Âu – khu vực hoạt động kiến tạo mạnh. Một trận động đất có thể phá hủy Medog và gây ra lũ lụt thảm khốc. 

“Dự án Nhà máy thủy điện Medog của Trung Quốc là con dao hai lưỡi đối với Nam Á. Trong khi nó thể hiện tiềm năng của năng lượng tái tạo, nó cũng nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về hợp tác quản lý nước xuyên biên giới. 

Đối với Ấn Độ và các nước láng giềng, con đường phía trước bao gồm việc thu hút Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao để thiết lập khuôn khổ chia sẻ dữ liệu và quản lý nước chung, nhấn mạnh lợi ích chung và bảo tồn sinh thái. Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan và Nepal phải hợp tác với nhau để xây dựng lập trường thống nhất, tận dụng lợi ích chung của họ để đàm phán hiệu quả với Trung Quốc” – Viện ISDP cho biết.

Theo Trang Ly

Đời sống và Pháp luật

4.2/5 - (5 bình chọn)
Tags : Tags đập thuỷ điện   Medog   Tây Tạng
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Previous post

FWD Việt Nam có tổng giám đốc mới

Next post

Sacombank ký kết hợp tác nâng cao kiến thức tài chính số cho giới trẻ

Đọc Thêm

“Quái vật công nghệ” đắt nhất hành tinh đang khiến thế giới sửng sốt: Có thể làm lu mờ siêu đập Tam Hiệp

‘Honda Lead chạy điện’ sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt

“Quái vật công nghệ” đắt nhất hành tinh đang khiến thế giới sửng sốt: Có thể làm lu mờ siêu đập Tam Hiệp

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ

“Quái vật công nghệ” đắt nhất hành tinh đang khiến thế giới sửng sốt: Có thể làm lu mờ siêu đập Tam Hiệp

Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa

Leave a Comment Hủy

BNIX NVME HOSTING
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp

LEGIANG.IT.COM

Cơ quan chủ quản: Cá nhân
Chịu trách nhiệm nội dung: Đinh Lê Giang
Website kéo nội dung, test độ chịu tải của code và VPS

Logo
Copyright © 2025 legiang.it.com
Menu
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
Tài Khoản

  • Lost your password ?