Skip to content
legiang.it.com

Website kéo nội dung test độ chịu tải của code

  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
legiang.it.com
Chủ đề nổi bật
  • Apple ra mắt iOS 18 Beta 3 với nhiều tính năng hấp dẫn
  • Bất ngờ iPhone 16 xách tay rớt giá hàng chục triệu đồng
  • Bị tai biến sau hút mỡ bụng tại Bệnh viện Răng hàm mặt thẩm mỹ Paris
  • Blogger ẩm thực ‘mách’ 5 món đặc sản Hà Nội khiến thực khách mê mệt
  • Cảnh giác với gói du lịch, phòng khách sạn giá rẻ bất thường dịp lễ 2/9
Categories Tài chính

Sau năm bán ròng kỷ lục, khối ngoại còn nắm những cổ phiếu nào?

By legiang 29/01/2025 0 9 Views

Đến thời điểm hiện tại, khối ngoại còn sở hữu nhiều nhất cổ phiếu nhóm ngân hàng, bất động sản, công nghệ, thực phẩm và một số cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn.


Kỷ lục

bán ròng

Năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến đà bán ròng kỷ lục của

khối ngoại

, với hơn 93.000 tỷ đồng. Con số này gấp gần 4 lần năm trước và là mức bán ròng mạnh nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tính tổng cộng 5 năm từ sau khi dịch COVID-19 xuất hiện, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 167.200 tỷ đồng, gần gấp đôi giá trị mua ròng trong 13 năm trước đó (2007 – 2019).

Những cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh tập trung vào nhóm bất động sản,

ngân hàng

, thực phẩm, thép, chứng khoán, công nghệ thông tin. Trong số đó dẫn đầu là cổ phiếu VHM, VRE, FPT, HPG, MSN…

Bước sang tháng đầu tiên của năm 2025,

xu hướng bán ròng của khối ngoại

vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Với

17 phiên giao dịch trong tháng 1, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng tới 14 phiên, giá trị gần 6.500 tỷ đồng. Trên HOSE, cổ phiếu VIC và FPT bị bán ròng mạnh nhất với giá trị lần lượt hơn 2.000 tỷ đồng và gần 1.600 tỷ đồng.

Theo số liệu của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 24/1, đến thời điểm hiện tại khối ngoại còn sở hữu nhiều cổ phiếu nhóm ngân hàng, bất động sản, công nghệ, thực phẩm, cổ phiếu vốn hóa lớn…

Khối ngoại còn sở hữu nhiều cổ phiếu ngân hàng.

Ở nhóm

cổ phiếu ngân hàng

, khối ngoại đang nắm giữ 22,8% cổ phần của VCB, với khoảng 118.400 tỷ đồng; CTG (26,9%) tương ứng 54.900 tỷ đồng; TCB (22,5%) khoảng 39.200 tỷ đồng; VPB (25,05%) khoảng 37.500 tỷ đồng; ACB (30%) với hơn 34.000 tỷ đồng; TPB (29,9%) khoảng 13.000 tỷ đồng; STB (22,9%) với khoảng 16.000 tỷ đồng; MBB (22,2%) khoảng 26.400 tỷ đồng.

Ở nhóm cổ phiếu bất động sản, khối này còn nắm giữ 12,25% cổ phần của VHM, tương ứng khoảng 19.870 tỷ đồng; VRE còn hơn 7.000 tỷ đồng, NLG còn hơn 6.100 tỷ đồng; KDH hơn 13.000 tỷ đồng, DXG hơn 2.100 tỷ đồng.

Đặc biệt, ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, khối ngoại còn nắm khoảng 45% cổ phần FPT, tương ứng hơn 101.000 tỷ đồng; VNM hơn 66.600 tỷ đồng; SAB khoảng 42.000 tỷ đồng; HPG khoảng 36.500 tỷ đồng; MSN khoảng 25.800 tỷ đồng; MWG khoảng 40.300 tỷ đồng; REE khoảng 15.000 tỷ đồng…

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài còn sở hữu lượng lớn cổ phiếu CMG, ABR, ACG, ADG, ASP, AST, BIC, DHC, DHG, PTB, SSI, TCM, TCR, TRA…


Rủi ro bán ròng còn hiện hữu

Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) nhận định, năm 2025, biến động của tỷ giá VND/USD vẫn còn khó lường trong bối cảnh kỳ vọng FED chỉ cắt giảm lãi suất thêm hai lần. Cùng với đó, các rủi ro như tỷ lệ dư

nợ vay ký quỹ ở mức cao, căng thẳng địa chính trị trên thế giới và Việt Nam trước áp lực Mỹ áp


đặt thuế quan.

SHS đưa ra kịch bản khối ngoại tiếp tục bán ròng khi chênh lệch lãi suất ở mức cao, thị trường không có nguồn cung chất lượng mới. Tuy vậy, SHS kỳ vọng sự kiện Việt Nam nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp (Secondary Emerging) vào tháng 9/2025 nếu thành công có thể thu hút dòng vốn đầu tư tương đối từ nước ngoài, chủ yếu từ các quỹ thị trường mới nổi tại Mỹ.

Một số ý kiến chuyên gia chứng khoán nhận định, nếu thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng vào tháng 9/2025 sẽ thu hút trở lại dòng vốn ETF thụ động 300 – 400 triệu USD. Còn với dòng tiền chủ động, dự báo khoảng 3 – 5 tỷ USD có thể đổ vào trong vòng 5 năm.

Việt Nam cần nhanh chóng chuyển mình, đạt mục tiêu trở thành thị trường mới nổi, nếu không sẽ rất khó thoát cảnh tiếp tục bị bán ròng trong bối cảnh dòng tiền đang rút về Mỹ.


Theo Xuân Phong

4.8/5 - (6 bình chọn)
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Previous post

Cơ hội mở ra vẫn là “trên lý thuyết” – Luật Đất đai 2024 và những thách thức khai thác hiệu quả nguồn lực từ đất

Next post

Tết ăn rau củ ngâm chua để đỡ ngán nhưng ăn kiểu này ngang “uống thuốc độc”, hại sức khỏe vô cùng

Đọc Thêm

Sau năm bán ròng kỷ lục, khối ngoại còn nắm những cổ phiếu nào?

Chuyên gia giải thích cho cú bán tháo thứ 2 của chứng khoán Mỹ: “Nhà đầu tư không muốn chờ kết quả cuộc đấu, họ bán trước, đặt câu hỏi sau”

Sau năm bán ròng kỷ lục, khối ngoại còn nắm những cổ phiếu nào?

Báo cáo việc làm Mỹ tháng 3 bất ngờ tăng vượt kỳ vọng, mặc nỗi lo cuộc chiến thương mại gây suy thoái kinh tế

Sau năm bán ròng kỷ lục, khối ngoại còn nắm những cổ phiếu nào?

Chứng khoán Mỹ điều chỉnh mạnh, Dow Jones mất hơn 1.100 điểm, nhóm cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ

Leave a Comment Hủy

BNIX NVME HOSTING
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp

LEGIANG.IT.COM

Cơ quan chủ quản: Cá nhân
Chịu trách nhiệm nội dung: Đinh Lê Giang
Website kéo nội dung, test độ chịu tải của code và VPS

Logo
Copyright © 2025 legiang.it.com
Menu
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
Tài Khoản

  • Lost your password ?