Tiếp nhận câu hỏi bất ngờ, nhiều nhân viên không biết trả lời sao cho hợp lý và không làm mất lòng cấp trên.
Việc giao tiếp có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình làm việc. Người giao tiếp tốt không chỉ có lợi thế trong công việc, mà còn được cấp trên ưu ái và có thiện cảm hơn so với những người còn lại. Qua các ứng xử và giao tiếp hàng ngày, các vị lãnh đạo có thể đánh giá được con người cũng như khả năng ứng biến của nhân viên.
Trong quá trình làm việc, chúng ta cũng dễ rơi vào tình cảnh không biết nên ứng biến sao cho hợp lý. Một tình huống minh họa cho trường hợp này là khi cấp trên bất ngờ hỏi ‘‘Bạn có đang rảnh không?’’.
Thực tế, đây là câu hỏi đơn giản và rất dễ bắt gặp trong quá trình làm việc. Thế nhưng, Bất kể câu trả lời của bạn cho câu hỏi này là gì, bạn cũng không nên trả lời quá trực tiếp.
Nếu bạn ngây thơ nói rằng “Tôi rảnh”, cấp trên có thể nghĩ rằng bạn luôn rảnh rỗi, không có việc gì làm. Nhưng nếu bạn trực tiếp nói “Tôi đang bận” và nếu sếp của bạn tình cờ có việc quan trọng muốn giao, thì câu trả lời này chưa thực sự tinh tế và khéo léo. Vì vậy, nếu gặp phải tình huống này, bạn đừng chỉ nói “Tôi rảnh” hoặc “Tôi không rảnh” mà cần hiểu rõ tình hình trước khi hồi đáp.

Người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao thường hiểu rõ tình hình trước khi hồi đáp một yêu cầu gì đó. Ảnh minh họa.
Đầu tiên, bạn cần phải hiểu ý định của cấp trên khi đặt câu hỏi ‘‘Bạn có rảnh không?’ là gì.
Thứ hai, bạn phải biết cách từ chối một cách lịch sự một số nhiệm vụ “lặt vặt” nằm ngoài công việc của bạn. Bạn có thể đánh giá yêu cầu mà cấp trên đưa ra theo các tiêu chí về tiềm năng phát triển, lợi ích và mức độ ảnh hưởng đến công việc của bản thân.
Thứ ba, vì cấp trên đã chủ động đặt câu hỏi thì chắc chắn họ có chuyện muốn nói với bạn. Trong trường hợp này, bạn nên phản hồi càng sớm càng tốt, không nên ngó lơ câu hỏi của sếp. Đây là thái độ làm việc cơ bản mà bất kỳ nhân viên nào cũng nên ‘‘chấp hành’’.
Trong trường hợp bạn đang có việc bận:
Nếu bạn thực sự bận rộn, bạn cần nói rõ với sếp và đưa ra lý do chính đáng để thực hiện xong công việc hiện tại. Bạn hãy lựa chọn cách đồng ý hoặc từ chối khéo léo. Nếu bạn rảnh và có thể thực hiện công việc, hãy đáp: ‘‘Vâng, hiện em đang hoàn thiện một số công việc dở dang. Nếu sếp cần hỗ trợ thì em sẽ cố gắng hoàn thiện sớm’’.
Nếu bạn có việc bận và không thể thực hiện công việc, hay từ chối như sau: ‘‘Thưa sếp, em có thể thực hiện công việc này, tuy nhiên hiện em có chút việc gia đình nên không xử lý ngay được. Mong sếp thông cảm’’.

Hãy hồi đáp một cách khéo léo nếu bạn đang có việc bận, không thể xử lý công việc của cấp trên giao cho. Ảnh minh họa.
Trong trường hợp bạn đang rảnh:
Sau khi xác nhận rằng bản thân có thời gian, bạn hãy lắng nghe những yêu cầu của cấp trên để đưa ra phản hồi phù hợp nhất. Đặc biệt, bạn nên đặt hỏi ‘‘Việc này có cần xử lý gấp không ạ?’’ để xác định được thời gian hoàn thiện công việc. Điều này còn giúp thể hiện trách nhiệm của bạn đối với công việc mà cấp trên bàn giao.
Mặt khác, nếu công việc sếp đưa ra nằm ngoài trách nhiệm công việc của bạn, không quá quan trọng hoặc tốn nhiều thời gian thực hiện, bạn có thể từ chối khéo léo bằng cách đưa ra những nhiệm vụ quan trọng hơn cần giải quyết. Nếu nhận thấy công việc trên là cấp bách, bạn có thể đề xuất một phòng ban khác hỗ trợ.
(Theo Toutiao)
Đời Sống Pháp Luật