Skip to content
legiang.it.com

Website kéo nội dung test độ chịu tải của code

  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
legiang.it.com
Chủ đề nổi bật
  • Apple ra mắt iOS 18 Beta 3 với nhiều tính năng hấp dẫn
  • Bất ngờ iPhone 16 xách tay rớt giá hàng chục triệu đồng
  • Bị tai biến sau hút mỡ bụng tại Bệnh viện Răng hàm mặt thẩm mỹ Paris
  • Blogger ẩm thực ‘mách’ 5 món đặc sản Hà Nội khiến thực khách mê mệt
  • Cảnh giác với gói du lịch, phòng khách sạn giá rẻ bất thường dịp lễ 2/9
Categories Ngân hàng

Trong ‘vòng xoay’ mua bán và sáp nhập ngân hàng, số phận SCB sẽ ra sao?

By legiang 02/02/2025 0 11 Views

TPO – Năm nay, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) ngành ngân hàng dự kiến sẽ sôi động từ việc các ngân hàng bán vốn tỷ USD, chuyển nhượng ngân hàng yếu kém đến những thương vụ mua bán trong mảng tài chính tiêu dùng.

Các thương vụ đình đám

Ngày 17/1, hai Ngân hàng DongA Bank và GPBank được chuyển giao bắt buộc về HDBank và VPBank theo phương án được Chính phủ phê duyệt.

Hiện SCB đang trong diện kiểm soát đặc biệt từ cuối năm 2022. Sau một thời gian đối mặt với nhiều khó khăn, SCB đang tiếp tục thu hẹp quy mô hoạt động, bao gồm việc đóng cửa một số phòng giao dịch và hoạt động của ngân hàng đang được duy trì thông qua các biện pháp hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư để sớm trình Chính phủ phương án cơ cấu lại ngân hàng này theo quy định.

Tại cuộc họp báo của Ngân hàng Nhà nước vào đầu tháng 1/2025, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, tình hình SCB đang được duy trì ổn định, đảm bảo được tiền gửi của người dân, cùng với đó tiến hành xử lý các sai phạm, yếu kém của ngân hàng và cá nhân gây ra.

Phương án tái cơ cấu SCB cũng đang được xây dựng một cách tích cực.

Trong ‘vòng xoay’ mua bán và sáp nhập ngân hàng, số phận SCB sẽ ra sao?- Ảnh 1.

2 ngân hàng chuyển giao bắt buộc đầu năm 2025.

Trước đó, giữa tháng 10/2024, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (CB) và Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank) chính thức được chuyển giao cho Vietcombank và MB. Đây là lần đầu tiên hình thức M&A đặc biệt này diễn ra tại Việt Nam.

Cũng trong đầu năm 2025, Ngân hàng SeABank chuyển nhượng 100% cổ phần của Công ty Tài chính Bưu điện (PTF) cho AEON Financial Service Co., Ltd. (AEON Financial) – một thành viên của Aeon Group (Nhật Bản).

Đây là thương vụ mua bán lớn trong mảng tài chính tiêu dùng với tổng giá trị 4.300 tỷ đồng, hoàn tất sau hơn một năm kể từ khi hợp đồng chuyển nhượng vốn được hai bên ký kết vào tháng 10/2023. Thương vụ này đánh dấu một bước tiến lớn trong chiến lược nâng cao năng lực tài chính và mở rộng vị thế của SeABank trong mảng ngân hàng bán lẻ.

Cùng với đó, việc Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) của Nhật Bản đề nghị mua lại 50% cổ phần còn lại của SHBFinance, nhằm sở hữu 100% vốn của công ty này, cũng gây chú ý trong bối cảnh các ngân hàng lớn trên thế giới đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Trong khi đó, những thương vụ M&A được kỳ vọng nhất năm nay là việc bán vốn quy mô tỷ USD của Vietcombank và BIDV. Dù cả hai ngân hàng đã đưa ra kế hoạch này tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, nhưng phải hoãn lại do điều kiện thị trường chưa phù hợp.

Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán MB (MBS), cả Vietcombank và BIDV đã quyết định dời kế hoạch phát hành cổ phiếu sang năm 2025. Trước đó, lãnh đạo Vietcombank cho biết, ngân hàng đang phối hợp chặt chẽ với các nhà tư vấn quốc tế và kỳ vọng hoàn tất thương vụ này trong nửa đầu năm 2025.

Hiện tại, số lượng ngân hàng trong nước có cổ đông chiến lược nước ngoài vẫn còn khá hạn chế, bao gồm VietinBank (MUFG Bank), BIDV (KEB Hana Bank), Vietcombank (Mizuho), VPBank (Sumitomo Mitsui Banking Corporation) và OCB (Azora Bank). Các ngân hàng chưa có cổ đông chiến lược nước ngoài, như Nam A Bank và LPBank, đang tích cực đàm phán với các đối tác tiềm năng để tìm nhà đầu tư phù hợp, dự kiến sẽ có những thương vụ đáng chú ý diễn ra vào năm 2025.

Động lực nào để M&A ngân hàng?

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhận định, việc thực hiện các thương vụ chuyển nhượng ngân hàng yếu kém là cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và mở ra cơ hội cho các ngân hàng mạnh tiếp quản, tái cấu trúc những ngân hàng này. Điều này góp phần làm hệ thống ngân hàng Việt Nam trở nên ổn định và bền vững hơn.

Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 , có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, các quy định về chuyển nhượng bắt buộc ngân hàng yếu kém đã được làm rõ, tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để triển khai. Những quy định này không chỉ bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền và các bên liên quan mà còn giúp các ngân hàng tiếp nhận chuyển giao có thể thực hiện quá trình tái cơ cấu một cách an toàn và hiệu quả.

Theo các chuyên gia, ngân hàng luôn đối mặt với áp lực tăng vốn điều lệ, bởi lẽ họ phải liên tục đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng. Theo nguyên tắc, nếu tín dụng tăng trưởng ở mức một con số, vốn điều lệ cũng phải tăng ít nhất theo tỷ lệ tương ứng. Do đó, việc huy động vốn nước ngoài được các chuyên gia nhận định là một bước đi cấp thiết để thực hiện các chiến lược tăng vốn dài hạn. Đối tác nước ngoài không chỉ giúp các ngân hàng bổ sung nguồn lực tài chính mà còn tạo cơ hội tận dụng kinh nghiệm quản trị, nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế.

Một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, dù sức khỏe tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã cải thiện, nhưng tỷ lệ CAR (an toàn vốn) của các ngân hàng trong nước vẫn thấp hơn đáng kể so với mặt bằng chung trong khu vực. Hơn nữa, trong bối cảnh lãi suất ngày càng giảm và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp yếu đi, việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn đối với các ngân hàng.

Vì vậy, tăng vốn điều lệ được xem là một giải pháp quan trọng nhằm cải thiện sự bền vững và năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này cũng gặp không ít thách thức bởi dòng vốn đầu tư từ các cổ đông lớn vào ngân hàng ngày càng bị kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo và thao túng hoạt động ngân hàng.


Ngọc Mai

4.7/5 - (10 bình chọn)
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Previous post

Việt Nam sắp có ngân hàng tư nhân đầu tiên sở hữu tổng tài sản đạt mốc 1 triệu tỷ đồng

Next post

Mỹ nhân phim Sex Is Zero từng là “người tình” của Hyun Bin, U50 vẫn duy trì nhan sắc đôi mươi nhờ 1 loại quả giàu collagen

Đọc Thêm

Trong ‘vòng xoay’ mua bán và sáp nhập ngân hàng, số phận SCB sẽ ra sao?

Cần 443.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030

Trong ‘vòng xoay’ mua bán và sáp nhập ngân hàng, số phận SCB sẽ ra sao?

Trung Quốc bắt đầu áp thuế trả đũa Mỹ, giá vàng thế giới lao dốc trong ngỡ ngàng đêm 4/4

Trong ‘vòng xoay’ mua bán và sáp nhập ngân hàng, số phận SCB sẽ ra sao?

Trung Quốc có thể được giảm thuế nếu chấp thuận thỏa thuận TikTok

Leave a Comment Hủy

BNIX NVME HOSTING
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp

LEGIANG.IT.COM

Cơ quan chủ quản: Cá nhân
Chịu trách nhiệm nội dung: Đinh Lê Giang
Website kéo nội dung, test độ chịu tải của code và VPS

Logo
Copyright © 2025 legiang.it.com
Menu
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
Tài Khoản

  • Lost your password ?