Skip to content
legiang.it.com

Website kéo nội dung test độ chịu tải của code

  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
legiang.it.com
Chủ đề nổi bật
  • Apple ra mắt iOS 18 Beta 3 với nhiều tính năng hấp dẫn
  • Bất ngờ iPhone 16 xách tay rớt giá hàng chục triệu đồng
  • Bị tai biến sau hút mỡ bụng tại Bệnh viện Răng hàm mặt thẩm mỹ Paris
  • Blogger ẩm thực ‘mách’ 5 món đặc sản Hà Nội khiến thực khách mê mệt
  • Cảnh giác với gói du lịch, phòng khách sạn giá rẻ bất thường dịp lễ 2/9
Categories Tài chính

Tưởng đã tìm thấy ‘phao cứu sinh’, EU lại chật vật vì kho khí đốt chỉ còn hơn 30%, nhiều nước kêu gọi nối lại thoả thuận đường ống với Ukraine

By legiang 11/03/2025 0 8 Views

Dù đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo trong khu vực, song EU vẫn “khổ sở” vì thiếu khí đốt trong bối cảnh thời tiết lạnh giá và nhu cầu tăng cao. Do đó, một số lãnh đạo EU đang kêu gọi đưa khí đốt Nga trở lại châu Âu.

3 năm trước, châu Âu đã phải hứng chịu một trong những cuộc khủng hoảng năng lượng lớn nhất trong lịch sử hiện đại sau khi mâu thuẫn Nga – Ukraine xảy ra. Trong suốt năm 2022, việc Nga “vũ khí hoá” nguồn cung khí đốt tự nhiên đã khiến tình hình an ninh năng lượng của EU trở nên căng thẳng, khiến giá khí đốt tăng vọt. 

Do đó, Uỷ ban châu Âu (EC) đã triển khai kế hoạch REPowerEU nhằm loại bỏ dần việc nhập khẩu nhiên liệu hoá thạch của Nga, đa dạng hoá nguồn cung năng lượng và sản xuất nhiều năng lượng sạch hơn. 

Châu Âu đã tăng cường nhập khẩu LNG từ Mỹ, từ khoảng 290 triệu đến 1,4 tỷ mét khối/tháng tăng vọt lên 2,8 tỷ mét khối/tháng sau khi xung đột ở Ukraine xảy ra.

EU đã nhanh chóng cắt giảm khí đốt Nga từ 45% tổng lượng nhập khẩu xuống chỉ còn 15% hiện tại. Các quốc gia EU đã đồng ý lấp đầy kho chứa khí đốt ngầm lên 80% công suất vào ngày 1/11/2022, nhưng sau đó đã vượt qua mức trần này lên 95%.

Kể từ khi thông qua kế hoạch REPowerEU, EU đã đa dạng hoá nguồn cung và giảm mạnh việc nhập khẩu nhiên liệu hoá thạch của Nga. Các lệnh trừng phạt của EU đã ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu tinh chế, than đá của Nga qua đường biển. Lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga cũng giảm mạnh, giúp EU có thể loại bỏ hoàn toàn năng lượng Nga trong những năm tới. 

Điều đáng chú ý là nhiên liệu hoá thạch, bao gồm cả khí đốt tự nhiên, đang dần mất đi vị thế trong năng lượng của châu Âu. Năng lượng tái tạo vẫn là nguồn năng lượng chính của châu Âu. Năm ngoái, năng lượng tái tạo đóng góp 48% sản lượng điện của EU, sau đó là hạt nhan với 24% và nhiên liệu hoá thạch là 28% – mức thấp kỷ lục. 

2024 là năm đánh dấu ngành điện của EU ghi nhận mức phát thải thấp nhất, giảm 13% so với năm 2023. Trong khi hạt nhân vẫn là nguồn điện hàng đầu của của châu lục này, thì năng lượng gió lại “dẫn trước” khí đốt tự nhiên. Sản lượng điện mặt trời cũng cao hơn than đá.

Xu hướng này đã có từ trước năm 2022, kể từ khi EU ban hành Thoả thuận Xanh vào năm 2019. Năng lượng gió và năng lượng mặt trời đã vượt qua than và khí đốt tự nhiên. Quá trình chuyển đổi xanh của EU càng được thúc đẩy mạnh mẽ trong 3 năm diễn ra mâu thuẫn Nga – Ukraine.

Không như nhiên liệu hoá thạch, các hệ thống năng lượng tái tạo phần lớn không có khả năng đáp ứng nhu cầu tăng đột biến hoặc các cuộc khủng hoảng năng lượng không thể lường trước. Những cuộc khủng hoảng như vậy thường diễn ra trong thời gian ngắn và tạm thời, chủ yếu là do gián đoạn nguồn cung trong ngắn hạn chứ không phải do thiếu khả năng tiếp cận nguồn cung bên ngoài trong thời gian dài.

Đây chính là lý do khiến một số nhà lãnh đạo EU kêu gọi đưa khí đốt Nga trở lại thị trường châu Âu. Theo đó, họ sẽ thúc giục chính quyền EU và Ukraine tăng cường đám phán về khả năng nối lại hoạt động vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine. 

Thủ tướng Slovakia, Robert Fico, đã tiết lộ rằng ông không loại trừ khả năng tuyến đường ống trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ được tái khỏi động. Fico gần đây cũng thúc giục Tổng thống Ukraine Volodymir Zelenskiy về việc “mở van” đường ống này do giá năng lượng ở toàn bộ EU tăng cao.

Các nhà lãnh đạo EU đã họp vào tuần trước để thảo luận về Ukraine và vấn đề quốc phòng ở châu Âu. Tại sự kiện này, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, Kaja Kallas, cho biết châu Âu cần tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình về Ukraine. 

Năm ngoái, Moscow cho biết họ sẵn sàng ký một thỏa thuận khí đốt khác với Ukraine. Vào tháng 11, Nga cho biết họ sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine nếu Kyiv và các nước châu Âu liên quan có thể đạt được thỏa thuận.

Ukraine sẽ mất tới 1 tỷ USD mỗi năm từ do không còn nhận được phí trung chuyển từ Nga – khoản phí mà họ kỳ vọng sẽ bù đắp bằng cách tăng gấp 4 lần giá khí đốt trong nước. Trong khi đó, Gazprom sẽ mất gần 5 tỷ USD doanh thu bán khí đốt. Khí đốt của Ukraine chiếm 5% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của EU.

Tuần trước, giá khí đốt tự nhiên tương lai của châu Âu đã phục hồi lên 41,5 euro/MWh, đảo ngược hai ngày giảm giá, do dự báo nhiệt độ sẽ giảm sâu hơn bình thường. Nhu cầu sưởi ấm tăng có khả năng sẽ càng khiến kho dự trữ cạn nhanh. Kho dự trữ khí đốt của EU hiện chỉ còn 36,8%, giảm nhanh hơn dự kiến vào mùa đông năm nay do thời tiết lạnh hơn và sản lượng điện gió giảm.

Tham khảo Oilprice

Vu Lam

Đời sống pháp luật

4.4/5 - (5 bình chọn)
Tags : Tags châu âu   khí đốt   nga   Ukraine
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Previous post

Giá vàng hôm nay ngày 11/3: Đảo chiều hồi phục sau cú lao dốc

Next post

Cách đi bộ giúp đốt cháy calo, giảm mỡ bụng hiệu quả nhất

Đọc Thêm

Tưởng đã tìm thấy ‘phao cứu sinh’, EU lại chật vật vì kho khí đốt chỉ còn hơn 30%, nhiều nước kêu gọi nối lại thoả thuận đường ống với Ukraine

Chuyên gia giải thích cho cú bán tháo thứ 2 của chứng khoán Mỹ: “Nhà đầu tư không muốn chờ kết quả cuộc đấu, họ bán trước, đặt câu hỏi sau”

Tưởng đã tìm thấy ‘phao cứu sinh’, EU lại chật vật vì kho khí đốt chỉ còn hơn 30%, nhiều nước kêu gọi nối lại thoả thuận đường ống với Ukraine

Báo cáo việc làm Mỹ tháng 3 bất ngờ tăng vượt kỳ vọng, mặc nỗi lo cuộc chiến thương mại gây suy thoái kinh tế

Tưởng đã tìm thấy ‘phao cứu sinh’, EU lại chật vật vì kho khí đốt chỉ còn hơn 30%, nhiều nước kêu gọi nối lại thoả thuận đường ống với Ukraine

Chứng khoán Mỹ điều chỉnh mạnh, Dow Jones mất hơn 1.100 điểm, nhóm cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ

Leave a Comment Hủy

BNIX NVME HOSTING
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp

LEGIANG.IT.COM

Cơ quan chủ quản: Cá nhân
Chịu trách nhiệm nội dung: Đinh Lê Giang
Website kéo nội dung, test độ chịu tải của code và VPS

Logo
Copyright © 2025 legiang.it.com
Menu
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
Tài Khoản

  • Lost your password ?