Skip to content
legiang.it.com

Website kéo nội dung test độ chịu tải của code

  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
legiang.it.com
Chủ đề nổi bật
  • Apple ra mắt iOS 18 Beta 3 với nhiều tính năng hấp dẫn
  • Bất ngờ iPhone 16 xách tay rớt giá hàng chục triệu đồng
  • Bị tai biến sau hút mỡ bụng tại Bệnh viện Răng hàm mặt thẩm mỹ Paris
  • Blogger ẩm thực ‘mách’ 5 món đặc sản Hà Nội khiến thực khách mê mệt
  • Cảnh giác với gói du lịch, phòng khách sạn giá rẻ bất thường dịp lễ 2/9
Categories Thị trường

Vị thế trái ngược của 2 loại trái cây ‘bạc tỷ’ Việt Nam

By legiang 06/03/2025 0 10 Views

Sầu riêng và loại ‘siêu trái cây’ này có vị thế trái ngược nhau hoàn toàn trong 5 năm trở lại đây.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong tháng 1 vừa qua, thanh long đã bứt phá mang về gần 58 triệu USD, tuy giảm 9,8% so với tháng 1/2024 nhưng tăng mạnh 34,5% so với tháng 12/2024. Trong khi đó xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt hơn 31 triệu USD, giảm mạnh 73% so với cùng kỳ năm 2024. 

Đây là điều bất thường bởi từ 2023 đến nay, sầu riêng đã liên tục bứt phá và là loại quả có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong nhóm hàng rau quả.

Thanh long được mệnh danh là “siêu trái cây” bởi những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe con người. Thanh long được yêu thích tại thị trường tỉ dân Trung Quốc, với 90% thanh long nhập khẩu của Trung Quốc là thanh long Việt Nam. Hiện loại trái cây này cũng đã chinh phục 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới và vị trí xuất khẩu số 1 thế giới cũng thuộc về Việt Nam.

Biểu đồ trái ngược của 2 loại trái cây tỷ đô

Thanh long và sầu riêng là 2 loại quả có xu hướng xuất khẩu hoàn toàn đối ngược nhau. 

Đối với trái thanh long, loại trái cây này đã lập kỷ lục cao nhất vào năm 2018 với kim ngạch đạt mức cao nhất 1,27 tỷ USD. Tuy nhiên sau đó, kim ngạch xuất khẩu lại có cú trượt dài, từ 1,25 tỷ USD vào năm 2019 xuống còn 663 triệu USD vào năm 2022 và đến năm 2024, kim ngạch xuất khẩu loại trái cây này chỉ còn hơn 400 triệu USD.

Nguyên nhân của mức sụt giảm này là giai đoạn 2020 – 2021, dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu ngành rau quả do gián đoạn trong logistics. Năm 2020, xuất khẩu thanh long giảm mạnh vì đại dịch làm đình trệ hoạt động vận chuyển qua biên giới, đặc biệt qua các cửa khẩu phía Bắc (Trung Quốc – thị trường chiếm 80% lượng xuất khẩu).

Năm 2021, tình hình tiếp tục khó khăn do Trung Quốc siết chặt kiểm dịch (yêu cầu truy xuất nguồn gốc, đóng băng thông quan khi phát hiện COVID-19 trên bao bì). Giá thanh long giảm sâu, có thời điểm xuống dưới 3.000 đồng/kg, gây thiệt hại cho nông dân và làm giảm diện tích trồng.

Năm 2022, xuất khẩu phục hồi nhờ Trung Quốc nới lỏng hạn chế. Tuy nhiên, kim ngạch vẫn thấp hơn thời kỳ trước đại dịch (ước đạt khoảng 600–700 triệu USD/năm). Trung Quốc tiếp tục giảm nhập khẩu do sản xuất trong nước tăng và ưu tiên trái cây khác. Nỗ lực mở rộng thị trường cũng gặp khó khăn do phải cạnh tranh với Mexico, Israel ở thị trường cao cấp (EU, Mỹ).

Vị thế trái ngược của 2 loại trái cây ‘bạc tỷ’ Việt Nam- Ảnh 1.

Ngược lại, đối với sầu riêng, vào tháng 7/2022, Việt Nam và Trung Quốc chính thức ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng chính ngạch, mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Từ đây sầu riêng được thông quan thuận lợi, đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm dịch nghiêm ngặt. Xuất khẩu sầu riêng năm 2022 đã tăng vọt lên 1,14 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2021 với Trung Quốc chiếm đến 90% thị phần.

Đến năm 2023, sầu riêng đã đạt kim ngạch hơn 2,2 tỷ USD do nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc tăng mạnh và nguồn cung từ Thái Lan không đủ đáp ứng. Đây cũng là giai đoạn diện tích sầu riêng của Việt Nam bắt đầu được mở rộng do mang lại hiệu quả cao, củng cố kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục vào năm 2024 với hơn 3,2 tỷ USD và Trung Quốc chiếm tỷ trọng đến 95%.

Đối với thanh long, trong giai đoạn khó khăn 2020 – 2022, diện tích trồng đã liên tục sụt giảm do khó khăn trong xuất khẩu và giá thấp khiến người nông dân chuyển sang các loại cây trồng khác, trong đó có sầu riêng và lúa gạo.

Từ 2023, diện tích có xu hướng ổn định do chính sách không mở rộng, tập trung vào chất lượng và tập trung vào thị trường mới (Mỹ, EU, Ấn Độ).

Vị thế trái ngược của 2 loại trái cây ‘bạc tỷ’ Việt Nam- Ảnh 2.

Đối với sầu riêng, từ 2020-2023, diện tích sầu riêng tăng mạnh (gấp đôi trong 3 năm), chủ yếu do giá trị xuất khẩu cao và nhu cầu từ Trung Quốc khiến nông dân ồ ạt mở rộng diện tích. Hiện nay diện tích trồng sầu riêng của Việt Nam đã vượt 160.000 ha (vượt hơn 2 lần định hướng quy hoạch đến năm 2030 – khoảng 65.000-75.000ha), tỉ lệ sầu riêng cho thu hoạch tương đối cao.

Liệu thanh long có quay trở lại ngôi vương trong năm 2025?

Nguyên nhân của xuất khẩu sầu riêng sụt giảm là do các thị trường nhập khẩu siết chặt quy định kiểm dịch và an toàn thực phẩm. Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất, đã áp dụng chính sách kiểm tra 100% lô hàng sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam. Đồng thời từ 10/1, nước này yêu cầu các lô hàng phải có giấy kiểm định chứng minh không chứa chất vàng O, một hợp chất có nguy cơ gây ung thư. Điều này khiến quy trình thông quan kéo dài, làm gia tăng nguy cơ hư hỏng hàng hóa, buộc nhiều doanh nghiệp phải quay đầu đưa hàng về tiêu thụ nội địa.

Không chỉ Trung Quốc, các thị trường khác cũng gia tăng rào cản kỹ thuật với sầu riêng Việt Nam. Đài Loan đã gia hạn lệnh kiểm tra từng lô hàng sầu riêng nhập khẩu đến ngày 30/4, sau khi phát hiện một số lô hàng không đạt tiêu chuẩn vào tháng 8 năm ngoái. Tại châu Âu, Liên minh EU cũng nâng tỷ lệ kiểm tra từ 10% lên 20% do phát hiện tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.

Ngoài các yếu tố kỹ thuật, hoạt động xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài. Việc thị trường tạm ngưng giao dịch trong thời gian này đã khiến nhiều lô hàng ùn ứ, tác động đến chuỗi cung ứng.

Sở dĩ thanh long xuất khẩu tăng trưởng cao trong đầu năm do đây là thời điểm tháng Tết nguyên đán, nhu cầu trái cây cúng cao cùng với nguồn cung thấp đẩy giá tăng vọt. Trước đó xuất khẩu thanh long lao dốc do Trung Quốc đã chủ động được nguồn cung nội địa nên giảm nhập khẩu. 

Dự báo về năm 2025, sầu riêng có khả năng vẫn sẽ tiếp tục giữ vững ngôi vương khi kim ngạch được dự báo sẽ đạt từ 3,5 – 3,8 tỷ USD, vượt xa thanh long với kim ngạch 650 – 700 triệu USD, chênh lệch 5 – 6 lần. Diện tích trồng của sầu riêng cũng nắm lợi thế so với thanh long và sản lượng tăng mạnh trong khi nhu cầu thực tế từ Trung Quốc vẫn ở mức cao. Ngoài ra các sản phẩm sầu riêng đông lạnh xuất khẩu cũng mở ra cơ hội lớn. Dù đầu năm 2025 gặp khó tuy nhiên thời gian xuất khẩu đạt đỉnh của sầu riêng thường rơi vào thời điểm giữa và cuối năm.

Đối với thanh long, dù dẫn đầu vào tháng 1 nhưng kim ngạch của thanh long vẫn thấp hơn nhiều so với sầu riêng về dài hạn. Cùng với đó diện tích trồng không tăng, tập trung chất lượng thay vì số lượng sẽ khó có thể cạnh tranh được với tốc độ tăng trưởng nóng của sầu riêng.

Như Quỳnh

An ninh tiền tệ

4.8/5 - (5 bình chọn)
Tags : Tags diện tích trồng   rau quả   sầu riêng   siêu trái cây   thái lan   thanh long   trung quốc   Việt Nam   xuất khẩu
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Previous post

Bộ Xây dựng nói về việc thành lập Quỹ Nhà ở quốc gia, đã bố trí gần 10.000 ha đất làm nhà ở xã hội

Next post

Một loại nước ép rẻ bèo, cực dễ làm là “thần dược” cho thận, giúp da sáng mịn

Đọc Thêm

Vị thế trái ngược của 2 loại trái cây ‘bạc tỷ’ Việt Nam

‘Honda Lead chạy điện’ sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt

Vị thế trái ngược của 2 loại trái cây ‘bạc tỷ’ Việt Nam

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ

Vị thế trái ngược của 2 loại trái cây ‘bạc tỷ’ Việt Nam

Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa

Leave a Comment Hủy

BNIX NVME HOSTING
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp

LEGIANG.IT.COM

Cơ quan chủ quản: Cá nhân
Chịu trách nhiệm nội dung: Đinh Lê Giang
Website kéo nội dung, test độ chịu tải của code và VPS

Logo
Copyright © 2025 legiang.it.com
Menu
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Đời sống
  • Khỏe Và Đẹp
Tài Khoản

  • Lost your password ?