Theo nghị quyết của Quốc hội, sẽ chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học; tổ chức và cá nhân nghiên cứu khoa học được miễn trách nhiệm dân sự và không phải trả lại kinh phí nếu nghiên cứu không đi đến kết quả như dự kiến.

Một sản phẩm chip của Viettel
Ngày 19/2/2025, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Theo Nghị quyết, sẽ có hỗ trợ dành cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư xây dựng dự án nhà máy đầu tiên được lựa chọn để chế tạo chip quy mô nhỏ và công nghệ cao phục vụ nghiên cứu, đào tạo, thiết kế, chế tạo thử, kiểm chứng công nghệ và sản xuất chip bán dẫn chuyên dụng.
Nhà máy sản xuất wafer đầu tiên tại Việt Nam và Dự thảo Nghị định của Bộ KHCN
Tháng 3/2025, Chính phủ đã chính thức phê duyệt dự án xây dựng nhà máy sản xuất wafer (tấm bán dẫn silicon) đầu tiên với tổng vốn đầu tư lên tới 12.800 tỷ đồng.
Theo dự thảo nghị định của Bộ Khoa học và Công nghệ, các tiêu chí về nhà máy chip bao gồm: sản lượng sản xuất tối thiểu 1.000 wafer/tháng, công nghệ CMOS từ 65nm đến 28nm, hoặc công nghệ compound từ 250nm đến 80nm.
Các tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm của doanh nghiệp bao gồm: Đã, đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, bao gồm nghiên cứu, phát triển, thiết kế, thử nghiệm và sản xuất; Có ít nhất 1.000 nhân lực hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao; Có vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trên báo cáo tài chính trong năm gần nhất nộp hồ sơ đáp ứng ít nhất 50% tổng mức đầu tư của dự án
Nguyên tắc lựa chọn doanh nghiệp là chọn đơn vị có đề xuất công nghệ cao nhất, nếu cùng đề xuất thì chọn theo sản lượng sản xuất cao nhất, nếu vẫn cùng mức thì chọn theo doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính trong năm gần nhất nộp hồ sơ cao nhất.
Chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học
Theo nghị quyết của Quốc hội, sẽ chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học; tổ chức và cá nhân nghiên cứu khoa học được miễn trách nhiệm dân sự và không phải trả lại kinh phí nếu nghiên cứu không đi đến kết quả như dự kiến; và cho phép nhà nước cấp tiền cho nghiên cứu thông qua cơ chế quỹ.
Về phương thức hỗ trợ tài chính, dự thảo nghị định đề xuất Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách trung ương lần đầu không quá 20% tổng mức đầu tư dự án theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho phần còn lại sẽ được thực hiện sau khi dự án được hoàn thành với điều kiện nhà máy được nghiệm thu đưa vào sản xuất trước ngày 31 tháng 12 năm 2030.
“Phần còn lại” này được xác định căn cứ vào giá trị quyết toán dự án đầu tư được Kiểm toán Nhà nước xác nhận bù trừ đi phần ngân sách nhà nước đã hỗ trợ lần đầu, bảo đảm sao cho tổng mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước không vượt quá 30% tổng giá trị quyết toán dự án đầu tư được Kiểm toán Nhà nước xác nhận, và không vượt quá 10.000 tỷ đồng.
Trong trường hợp nhà máy nghiệm thu đưa vào sản xuất sau ngày 31 tháng 12 năm 2030, doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ khoản vốn hỗ trợ đã nhận và lãi suất vay của vốn hỗ trợ theo tỷ lệ lãi vay liên ngân hàng công bố tại thời điểm doanh nghiệp nhận giải ngân đối với phần tạm ứng hỗ trợ tài chính.
Nhịp sống thị trường